Các công việc định kỳ về thuế đối với công ty, doanh nghiệp

Các công việc thuế định kỳ luôn song hành cùng công ty, doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, không phải công ty, doanh nghiệp nào cũng nắm được rõ về các công việc này. 

Trong nội dung bài viết dưới đây, Lawkey sẽ gửi tới quý bạn đọc tham khảo về Các công việc định kỳ về thuế trong công ty, doanh nghiệp.

Các công việc định kỳ đối với thuế trong doanh nghiệp

Các công việc định kỳ đối với thuế trong doanh nghiệp

Các công việc định kỳ chung về thuế của công ty, doanh nghiệp gồm: 

  1. Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn định kỳ
  2. Nộp tờ khai thuế GTGT
  3. Nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân
  4. Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý
  5. Quyết toán thuế năm đối với thuế thu nhập cá nhân
  6. Quyết toán thuế năm đối với thuế thu nhập doanh nghiệp
  7. Khai, nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
  8. Khai nộp thuế sử dụng đât nông nghiệp hàng năm
  9. Khai, nộp lệ phí môn bài

Cụ thể công việc như sau: 

1.Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn định kỳ: (Nộp theo quý)

Hàng quý, doanh nghiệp phải gửi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (Mẫu BC26/AC thuộc Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC) cho Chi cục Thuế quản lý trực tiếp,kể cả trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn – trường hợp không sử dụng hóa đơn, tại báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn doanh nghiệp ghi số lượng 0.

Thời hạn nộp theo quý: 

Quý IQuý IIQuý IIIQuý IV
Ngày 30 tháng 04.Ngày 30 tháng 07Ngày 30 tháng 10Ngày 30 tháng 01 của năm liền sau

Lưu ý: Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn nộp theo tháng đối với những trường hợp: hành vi vi phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in hoặc doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế thuộc diện mua hóa đơn của cơ quan thuế. (thời hạn: chậm nhất ngày thứ 20 của tháng tiếp theo)

Ngoài ra, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn khi chia, tách, sáp nhập, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán cùng với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế.

2. Nộp Tờ khai thuế GTGT 

Đối tượng nộp tờ khai thuế GTGT theo quý: Doanh nghiệp có doanh thu năm liền trước dưới 50 tỷ đồng.(Thời hạn: chậm nhất ngày 30 của quý tiếp theo)

Đối tượng nộp tờ khai thuế GTGT theo tháng: Doanh nghiệp không thuộc đói tượng nộp tờ khai theo quý.(Thời hạn: chậm nhất ngày 20 của tháng tiếp theo)

Doanh nghiệp nộp tờ khai thuế GTGT tới chi cục thuế quản lý trực tiếp.

Xem thêm>>>> Nộp tờ khai thuế GTGT trong công ty cổ phần

3. Nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân. 

Doanh nghiệp khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng hoặc theo quý. Nếu trong tháng hoặc quý không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì không phải kê khai tháng hoặc quý đó.

Việc khai thuế thu nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là TNCN) theo tháng hay theo quý được xác định một lần kể từ tháng đầu tiên có phát sinh khấu trừ thuế và áp dụng cho cả năm, dựa trên các nguyên tắc sau:

– Doanh nghiệp đang thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo quý thì khai thuế TNCN theo quý, không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế TNCN trên 50 triệu đồng hay dưới 50 triệu đồng; (thời hạn: ngày thứ 30 của quý tiếp theo)

– Trong tháng, doanh nghiệp có phát sinh số thuế khấu trừ của ít nhất một loại tờ khai thuế TNCN (do tùy trường hợp phát sinh khấu trừ mà có tờ khai thuế TNCN tương ứng) từ 50 triệu đồng trở lên thì khai thuế theo tháng; (thời hạn: ngày thứ 20 của tháng tiếp theo)

– Doanh nghiệp không thuộc diện khai thuế theo tháng thì thực hiện khai theo quý.

Xem thêm>>> Nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân trong công ty cổ phần

4. Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý:

Hàng quý, doanh nghiệp thực hiện tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của quý đó, chậm nhất là vào ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế; doanh nghiệp chỉ cần nộp số thuế tạm tính chứ không phải nộp tờ khai thuế.

Việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý do doanh nghiệp tự xác định, ước tính. Pháp luật đề cao tính tự giác của doanh nghiệp trong trường hợp này. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần thận trọng trong việc ước chừng số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vì:

Nếu chênh lệch giữa số tiền doanh nghiệp tự nộp và số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp >20% thì doanh nghiệp sẽ phải nộp phạt tiền thuế chậm nộp theo quy định.

Nếu chênh lệch giữa số tiền doanh nghiệp tự nộp và số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp <20% thì doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp bổ sung đủ số tiền thuế phải nộp.

5. Quyết toán thuế năm đối với thuế thu nhập cá nhân:

Chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch (năm tính thuế), doanh nghiệp phải thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân dù phát sinh hay không phát sinh khấu trừ thuế trong năm và quyết thay cho các cá nhân có ủy quyền.

Trường hợp doanh nghiệp không phát sinh trả thu nhập từ tiền lương, tiền công trong thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là TNCN).

6. Quyết toán thuế năm đối với thuế thu nhập doanh nghiệp:

Chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính (đối với các doanh nghiệp lựa chọn kỳ kế toán khác năm dương lịch), doanh nghiệp phải nộp hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là TNDN) đến Chi cục Thuế quản lý trực tiếp.

7. Khai nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

Doanh nghiệp được nhà nước giao đất, cho thuê đất phi nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư thì có trách nhiệm tự tính, tự khai và nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định.

Hàng năm, doanh nghiệp không phải thực hiện khai lại nếu không có sự thay đổi về người nộp thuế và các yếu tố dẫn đến thay đổi số thuế phải nộp; cụ thể:

Trường hợp phát sinh các sự việc dẫn đến sự thay đổi về người nộp thuế thì doanh nghiệp mới phải kê khai và nộp hồ sơ khai thuế trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày phát sinh các sự việc trên; 

Trường hợp phát sinh các yếu tố làm thay đổi số thuế phải nộp (trừ trường hợp thay đổi giá 1m2 đất tính thuế) thì doanh nghiệp phải kê khai và nộp hồ sơ khai thuế trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày phát sinh các yếu tố làm thay đổi số thuế phải nộp.

Xem thêm chi tiết: Thủ tục, khai, nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trong công ty cổ phần.

8. Khai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp hàng năm.

Doanh nghiệp sử dụng đất nông nghiệp thì có trách nhiệm tự xác định và nộp hồ sơ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp cho Chi cục Thuế nơi có đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp; bao gồm các giấy tờ sau đây:

1. Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp (Mẫu số 01/SDNN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC).
2. Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp (Mẫu số 03/SDNN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC) dùng cho khai thuế đối với đất trồng cây lâu năm thu hoạch một lần.
3. Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu không phải là người đại diện theo pháp luật thực hiện công việc.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp cho diện tích trồng cây lâu năm thu hoạch một lần là 10 (mười) ngày kể từ ngày khai thác sản lượng thu hoạch.

Trường hợp trong năm có phát sinh tăng, giảm diện tích chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp thì phải nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là 10 (mười) ngày kể từ ngày phát sinh tăng, giảm diện tích đất.

Trường hợp được miễn hoặc giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp cùng giấy tờ liên quan đến việc xác định miễn thuế, giảm thuế của năm đầu tiên và năm tiếp theo năm hết thời hạn miễn thuế, giảm thuế.

9. Khai, nộp lệ phí môn bài.

Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai, nộp lệ phí môn bài khi mới ra hoạt động kinh doanh cho Chi cục Thuế quản lý trực tiếp.

Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (sau đây gọi chung là Đơn vị phụ thuộc) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh; thì, doanh nghiệp thực hiện khai, nộp lệ phí môn bài cho các Đơn vị phụ thuộc đó với Chi cục Thuế quản lý trực tiếp của doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp có Đơn vị phụ thuộc kinh doanh ở khác địa phương cấp tỉnh; thì, các Đơn vị phụ thuộc đó tự khai, nộp lệ phí môn bài với Chi cục Thuế quản lý trực tiếp mình.

Doanh nghiệp và Đơn vị phụ thuộc khai lệ phí môn bài một lần khi mới ra hoạt động, kinh doanh, chậm nhất là vào ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trường hợp mới thành lập nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.

Mức thu lệ phí môn bài của doanh nghiệp được căn cứ theo vốn điều lệ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng

3,000,000 đồng/năm

Doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống

2,000,000 đồng/năm

Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

1,000,000 đồng/năm

Nếu thành lập, được cấp mã số doanh nghiệp, mã số thuế trong thời gian 06 tháng cuối năm (từ ngày 01.07 đến 31.12 của năm) thì năm đầu tiên chỉ nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm. Doanh nghiệp không kê khai lệ phí môn bài thì phải nộp mức lệ phi môn bài cả năm không phân biệt thời điểm phát hiện 6 tháng đầu năm hay cuối năm.

Lưu ý:

Bộ Tài chính đã có Công văn số 15865/BTC-CST ngày 07/11/2016, Công văn số 1025/BTC-CST ngày 20/01/2017 hướng dẫn về lệ phí môn bài; theo đó, nếu Văn phòng đại diện không hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ thì không phải nộp lệ phí môn bài theo quy định. Tuy nhiên, các công văn này trả lời cho vấn đề của doanh nghiệp cụ thể; cho nên, doanh nghiệp cần liên hệ cơ quan thuế quản lý trực tiếp của mình để xác thực vấn đề này.

Trên đây là nội dung các công việc về thuế định kỳ doanh nghiệp cần thực hiện Lawkey xin gửi tới quý bạn đọc tham khảo theo quy định pháp luật hiện hành.

Khách hàng nói về chúng tôi

Tôi rất hài lòng về chất lượng dịch vụ tại LawKey - Chìa khóa pháp luật. Các bạn là đội ngũ luật sư, chuyên gia kế toán và tư vấn viên nhiệt thành, đầy bản lĩnh với nghề nghiệp. Chúc các bạn phát đạt hơn nữa trong tương lai.

Anh Toản - CTO Công ty CP công nghệ phân phối Flanet

Đống Đa, Hà Nội
Mình thật sự cảm ơn đội ngũ công ty luật và dịch vụ kế toán LawKey về độ nhiệt tình và tốc độ làm việc. Tôi rất an tâm và tin tưởng khi làm việc với LawKey, đặc biệt là được chủ tịch Hà trực tiếp tư vấn. Chúc các bạn phát triển thịnh vượng và đột phá hơn nữa.

Mr Tô - Founder & CEO MengCha Utd

Đống Đa, Hà Nội
Tôi đã trải nghiệm nhiều dịch vụ luật sư trong quá trình kinh doanh của mình, nhưng thực sự an tâm và hài lòng khi làm bắt đầu làm việc với các bạn LawKey: Các bạn trẻ làm việc rất Nhanh - Chuẩn - Chính xác - Hiệu quả - Đáng tin cậy. Chúc các bạn phát triển hơn nữa.    

Mr Tiến - Founder & CEO SATC JSC

Ba Đình, Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Trần Trọng Hiếu - Chủ tịch IDJ Group

Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Dương - CEO Dương Cafe

Hà Nội
Tại LawKey, đội ngũ của các bạn rất chuyên nghiệp. Đặc biệt, tôi rất hứng thú khi làm việc với luật sư Huy Hà và kế toán Tân Anh. Các bạn không chỉ cho thấy sự thân thiện mà còn chủ động tìm hiểu giúp đỡ tôi trong công việc. Tôi tin tưởng dịch vụ luật và kế toán của các bạn.

Mr Hưng - CEO Tư vấn du học Bạn Đồng Hành

Việt Nam

Khách hàng tiêu biểu