05 điều cần biết khi giãn cách xã hội để không bị xử phạt
Tình hình dịch bệnh đang ngày càng phức tạp, người dân cần hạn chế tụ tập, ra đường để tránh lây nhiễm cũng như vi phạm quy định pháp luật. Sau đây LawKey xin gửi tới bạn đọc 5 điều cần biết khi giãn cách xã hội để không bị xử phạt.
Trường hợp nào được phép ra khỏi nhà khi Hà Nội đang áp dụng Chỉ thị 16?
Tối 23/7/2021, Chủ tịch UBND Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành Chỉ thị số 17/CT-UBND về việc thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn thành phố để phòng chống dịch Covid-19.
Chỉ thị yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác; đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động.
Thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 02 m khi giao tiếp, không tập trung quá 02 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và nơi công cộng. Trường hợp người dân khi di chuyển vào thành phố vì lý do công vụ, phòng chống dịch, phục vụ sản xuất phải thực hiện khai báo y tế và tuân thủ các biện pháp giám sát, cách ly y tế theo quy định của thành phố.
Người ra khỏi nhà không vì mục đích thiết yếu bị xử phạt như thế nào?
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, người dân ra đường trong thời gian Hà Nội áp dụng Chỉ thị 16 mà không có lý do chính đáng sẽ bị phạt tiền từ 01 triệu đến 33 triệu đồng về lỗi “không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế”.
Căn cứ Khoản 4 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, mức tiền phạt với vi phạm nêu trên là mức trung bình của khung tiền phạt (là 02 triệu đồng). Nếu có tình tiết giảm nhẹ, mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn một triệu đồng. Nếu có tình tiết tăng nặng, mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được quá 03 triệu đồng.
Quán phở, hàng ăn thuộc diện tạm dừng kinh doanh song vẫn lén hoạt động sẽ bị phạt thế nào?
Theo Điểm c Khoản 3 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, hành vi hoạt động kinh doanh khi cơ quan có thẩm quyền đã yêu cầu tạm dừng kinh doanh trong thời gian áp dụng biện pháp giãn cách xã hội sẽ bị phạt tiền 10-20 triệu đồng (đối với tổ chức sẽ bị phạt gấp đôi) về lỗi “không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng”.
Đám tang sẽ được tổ chức thế nào?
Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23/7 của UBND Hà Nội yêu cầu hoạt động tang lễ chỉ tổ chức nghi lễ trong phạm vi gia đình, không quá 20 người, không tổ chức các đoàn viếng.
Thành phố đóng cửa, tạm dừng hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ, trừ các trường hợp sau: các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh hoa, quả, trái cây, cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, cơ sở dịch vụ khám chữa bệnh…
Hà Nội đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trong bao lâu?
Theo Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23/7 của UBND Hà Nội, thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 06h00 ngày 24/7/2021 trên phạm vi toàn thành phố theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình; khu phố cách ly với khu phố; thôn bản cách ly với thôn bản; xã, phường cách ly với xã, phường; quận, huyện cách ly với quận, huyện; thành phố cách ly với tỉnh; cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải đảm bảo an toàn phòng chống dịch theo quy định.
Trên đây là nội dung tư vấn 05 điều cần biết khi giãn cách xã hội để không bị xử phạt. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ LawKey để được giải đáp chi tiết.
Tư vấn pháp luật miễn phí qua tổng đài – Luật LawKey
Với đội ngũ luật sư, cộng sự có kinh nghiệm, am hiểu các quy định của Pháp luật Việt Nam, Công ty Luật LawKey tự tin là tổng [...]
Giấy ủy quyền hay Hợp đồng ủy quyền
Ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện được quy định tại Bộ luật dân sự. Tuy nhiên ủy quyền được thể hiện [...]