06 trường hợp không được đình công theo quy định mới nhất
Người lao động được phép sử dụng quyền đình công của mình để đòi hỏi lợi ích cho mình. Tuy nhiên, pháp luật quy định một số trường hợp làm hạn chế quyền này của người lao động. Dưới đây là 06 trường hợp không được đình công theo quy định mới nhất.
Đơn vị sử dụng lao động không được đình công
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 41/2013/NĐ-CP, đơn vị sử dụng lao động không được đình công là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc bộ phận của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có thuê mướn, sử dụng lao động theo quy định của pháp luật lao động, hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân mà việc đình công có thể đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, trật tự công cộng.
Khi xảy ra tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, người lao động làm việc trong các doanh nghiệp không được đình công bị hạn chế quyền đình công của mình.
Thay vì đình công để đòi lợi ích, người lao động sẽ được Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở đứng ra giải quyết. Trường hợp thương lượng không thành thì Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hòa giải. Và nếu hai bên không tự nguyện thực hiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ ra kết luận cuối cùng mà hai bên phải chấp hành.
Xem thêm: Giải quyết tranh chấp lao động tập thể trong doanh nghiệp cấm đình công
Các trường hợp không được đình công
Đối với đơn vị sử dụng lao động hoạt động thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân, mà việc đình công có thể đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, trật tự công cộng thì khi xảy ra tranh chấp tập thể về lợi ích, người lao động cũng không được phép đình công.
Theo quy định tại Nghị định 41/2013/NĐ-CP, các trường hợp không được đình công xảy ra đối với các doanh nghiệp trong 6 nhóm doanh nghiệp có vị trí, vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Cụ thể như sau:
– Sản xuất điện có công suất lớn, truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia;
– Thăm dò và khai thác dầu khí; sản xuất, cung cấp khí, gas;
– Bảo đảm an toàn hàng không, an toàn hàng hải;
– Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông; dịch vụ bưu chính phục vụ các cơ quan nhà nước;
– Cung cấp nước sạch, thoát nước, vệ sinh môi trường ở các thành phố trực thuộc Trung ương;
– Trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng.
Xem thêm: Các trường hợp đình công bất hợp pháp
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về 06 trường hợp không được đình công gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Bắt buộc ghi địa điểm làm việc trong hợp đồng lao động không?
Bắt buộc ghi địa điểm làm việc trong hợp đồng lao động không? Mức phạt khi giao kết hợp đồng không ghi địa điểm [...]
Quy định về làm thêm giờ và tiền lương làm thêm giờ
QUY ĐỊNH VỀ LÀM THÊM GIỜ VÀ TIỀN LƯƠNG LÀM THÊM GIỜ Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc [...]