07 ngộ nhận về việc nhận con nuôi cần lưu ý nhiều nhất
Việc nhận con nuôi là sự kiện đời thường được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp lý. LawKey xin đưa ra 07 ngộ nhận về việc nhận con nuôi mà người nhận con nuôi cần lưu ý nhiều nhất
Vấn đề ngộ nhận về việc nhận con nuôi 01
Độ tuổi được nhận làm con nuôi là bao nhiêu?
Trả lời: Dưới 16 tuổi, trường hợp đặc biệt là từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010, người được nhận làm con nuôi là trẻ em dưới 16 tuổi.
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được nhận làm con nuôi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được nhận làm con nuôi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
Vấn đề ngộ nhận về việc nhận con nuôi 02
Một người được làm con nuôi của bao nhiêu người?
Trả lời: Chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
Căn cứ khoản 3 điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010, một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
Vấn đề ngộ nhận về việc nhận con nuôi 03
Người bao nhiêu tuổi được nhận con nuôi?
Trả lời: Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên.
Căn cứ Khoản 1 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010, người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
– Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên.
– Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.
– Có tư cách đạo đức tốt.
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
– Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên.
– Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.
– Có tư cách đạo đức tốt.
Vấn đề ngộ nhận về việc nhận con nuôi 04
Khi nhận con nuôi có cần đăng ký với chính quyền?
Trả lời: Phải đăng ký việc nuôi con nuôi tại UBND cấp xã.
Căn cứ điều 22 Luật Nuôi con nuôi 2010, đăng ký việc nuôi con nuôi được thực hiện như sau:
– Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì UBND cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người quy định tại Điều 21 của Luật này.
– Trường hợp UBND cấp xã từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến của những người quy định tại Điều 21 của Luật này.
– Giấy chứng nhận nuôi con nuôi được gửi UBND cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi.
– Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì UBND cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người quy định tại Điều 21 của Luật này.
– Trường hợp UBND cấp xã từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến của những người quy định tại Điều 21 của Luật này.
– Giấy chứng nhận nuôi con nuôi được gửi UBND cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi.
Vấn đề ngộ nhận về việc nhận con nuôi 05
Con nuôi có quyền và nghĩa vụ như con đẻ, có phải không?
Trả lời: Con nuôi có quyền và nghĩa như con đẻ.
Căn cứ Khoản 1 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010, từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Khoản 3 Điều 13 Luật nuôi con nuôi 2010, nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
Khoản 3 Điều 13 Luật nuôi con nuôi 2010, nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
Vấn đề ngộ nhận về việc nhận con nuôi 06
Ông, bà nhận cháu làm con nuôi, có được hay không?
Trả lời: Không.
Khoản 6 Điều 13 Luật Nuôi con nuôi 2010, nghiêm cấm hành vi ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.
Vấn đề ngộ nhận về việc nhận con nuôi 07
Cha mẹ nuôi có được ngăn cản con nuôi tìm cha mẹ đẻ hay không?
Trả lời: Không.
Căn cứ Khoản 1 Điều 11 Luật Nuôi con nuôi 2010, con nuôi có quyền được biết về nguồn gốc của mình. Không ai được cản trở con nuôi được biết về nguồn gốc của mình.
Trên đây là nội dung bài viết vi bằng là gì, những quy định pháp luật hiện hành liên quan. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ LawKey để được giải đáp chi tiết.
Mức phạt vi phạm quy định về bán, cung cấp thuốc lá
Từ ngày 15/11/2020 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có hiệu lực, mức phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm về bán, cung cấp [...]
Trên 18 tuổi có được nhận làm con nuôi không?
Trường hợp người trên 18 tuổi có được nhận làm con nuôi không? Điều kiện đối với người nhận con nuôi là gì? Hãy [...]