Thông tư 27/2014/TT-BKHCN Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 107/2013/NĐ-CP  ngày 20/9/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

THÔNG TƯ

Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 107/2013/NĐ-CP

 ngày 20/9/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

_______________________________

 

Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03/6/2008;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012;

Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26/02/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định số 107/2013/NĐ-CP ngày 20/9/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 107/2013/NĐ-CP ngày 20/9/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 107/2013/NĐ-CP ngày 20/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử (sau đây gọi tắt là Nghị định 107/2013/NĐ-CP) gồm các điều: Điều 4, Điều 5 (Điểm b Khoản 2, Điểm b, Điểm c Khoản 3), Điều 8 (Điểm b Khoản 1, Điểm a, Điểm đ Khoản 2), Điều 12 (Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm đ Khoản 1), Điều 13 (Khoản 2, Điểm a Khoản 4), Điều 16 (Khoản 1), Điều 27 (Điểm g Khoản 2), Điều 42 (Điểm b Khoản 4), Điều 43 (Khoản 1) của Nghị định số 107/2013/NĐ-CP.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

3. Các đối tượng khác có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Thẩm quyền xử phạt

1. Thanh tra viên chuyên ngành khoa học và công nghệ, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn bức xạ và hạt nhân đang thi hành công vụ quy định tại Khoản 1 Điều 43 Nghị định 107/2013/NĐ-CP bao gồm: Thanh tra viên đang công tác tại Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thuộc Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.

2. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Khoa học và Công nghệ được sử dụng dấu của cơ quan chủ trì tiến hành thanh tra khi ban hành văn bản để áp dụng các biện pháp thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

Điều 4. Xác định đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền quy định tại Điều 4 Nghị định 107/2013/NĐ-CP

1. Đối tượng vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử bị áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân gồm: Cơ sở chỉ có một người hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ tiến hành công việc bức xạ tại một địa điểm, sử dụng thường xuyên không quá 10 lao động, không có con dấu.

2. Đối tượng vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử bị áp dụng hình thức phạt tiền đối với tổ chức gồm:

a) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp;

b) Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

c) Tổ chức kinh tế khác thành lập theo quy định của pháp luật.

Chương II

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG

 LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ

Điều 5. Hành vi vi phạm về khai báo quy định tại Điều 5 Nghị định 107/2013/NĐ-CP

1. Hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 5 là hành vi của cá nhân, tổ chức có hoạt động bức xạ di động mà không thực hiện khai báo với Sở Khoa học và Công nghệ địa phương nơi tiến hành công việc bức xạ trước 24 giờ kể từ khi chuyển thiết bị bức xạ đến địa phương.

2. Hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 5 là hành vi của cá nhân, tổ chức sản xuất, sản xuất thử, chế biến, khai thác quặng, khoáng sản có sản phẩm thứ cấp, sản phẩm phụ hoặc chất thải chứa các nhân phóng xạ tự nhiên không đáp ứng điều kiện miễn trừ khai báo, cấp giấy phép theo quy định tại Điểm 2.1 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 5:2010/BKHCN về An toàn bức xạ – Miễn trừ khai báo, cấp giấy phép ban hành kèm theo Thông tư số 15/2010/TT-BKHCN ngày 14/9/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ mà không thực hiện khai báo với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân hoặc Sở Khoa học và Công nghệ nơi cá nhân, tổ chức tiến hành các hoạt động kể trên.

3. Nguồn phóng xạ đã qua sử dụng quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 5 là nguồn phóng xạ kín quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN ngày 25/8/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.

Điều 6. Hành vi vi phạm về kiểm soát liều chiếu xạ đối với công chúng, đối với nhân viên bức xạ quy định tại Điều 8 Nghị định 107/2013/NĐ-CP

1. Hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 8 là hành vi của cá nhân, tổ chức tiến hành công việc bức xạ không thông báo kết quả đánh giá liều chiếu xạ cá nhân bằng văn bản (hoặc gửi bản photocopy kết quả đánh giá liều chiếu xạ) cho từng nhân viên bức xạ sau 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết quả đánh giá liều chiếu xạ cá nhân.

2. Hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 8 là hành vi của cá nhân, tổ chức tiến hành công việc bức xạ có một trong các vi phạm sau:

a) Để liều chiếu xạ đối với công chúng vượt quá 1mSv/năm hoặc suất liều tức thời vượt quá 0,5 µSv/giờ (chưa bao gồm phông bức xạ môi trường).

Cụ thể, suất liều chiếu xạ tại các vị trí sau đây vượt quá 0,5 µSv/giờ là vi phạm quy định kiểm soát liều chiếu xạ đối với công chúng: các vị trí bên ngoài phòng đặt thiết bị X-quang, thiết bị xạ trị nơi công chúng đi lại, nơi người bệnh ngồi chờ, các phòng làm việc lân cận.

Trường hợp phòng thiết bị X – quang, thiết bị xạ trị đặt trong khu dân cư, liền kề nhà ở hoặc nơi làm việc, suất liều bức xạ ở mọi điểm đo bên ngoài phòng đặt thiết bị vượt quá 0,5 µSv/giờ là vi phạm quy định kiểm soát liều chiếu xạ đối với công chúng.

b) Để liều chiếu xạ đối với nhân viên bức xạ vượt quá 20mSv/năm hoặc suất liều tức thời vượt quá 10 µSv/giờ (chưa bao gồm phông bức xạ môi trường).

Cụ thể, suất liều chiếu xạ tại các vị trí sau đây vượt quá 10 µSv/giờ là vi phạm quy định kiểm soát liều chiếu xạ đối với nhân viên bức xạ: trong phòng điều khiển hay nơi đặt tủ điều khiển của thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế (không áp dụng đối với thiết bị X-quang di động), thiết bị xạ trị.

3. Hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 8 là hành vi của cá nhân, tổ chức tiến hành công việc bức xạ không thực hiện một trong những việc sau đây khi kết quả liều chiếu xạ của nhân viên bức xạ cao bất thường:

a) Tạm dừng sử dụng nhân viên có liều chiếu xạ cao làm công việc bức xạ;

b) Tiến hành tìm hiểu nguyên nhân gây liều chiếu xạ cao và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Điều 7. Hành vi vi phạm quy định về kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ, thiết bị bức xạ, nguồn xạ trị quy định tại Điều 12 Nghị định 107/2013/NĐ-CP

1. Hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều 12 là hành vi của cá nhân, tổ chức sử dụng thiết bị bức xạ, thiết bị đo bức xạ trong y tế vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 9 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT ngày 09/6/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế.

2. Hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 12 là hành vi của cá nhân, tổ chức tiến hành công việc bức xạ có một trong các vi phạm sau:

a) Có thiết bị bức xạ kiểm định không đạt yêu cầu nhưng không khắc phục mà vẫn tiếp tục sử dụng;

b) Thiết bị bức xạ trong thời gian chứng chỉ kiểm định còn hiệu lực nhưng tại thời điểm thanh tra, kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật phát hiện thiết bị không bảo đảm để sử dụng khám, chữa bệnh cho bệnh nhân nhưng cơ sở vẫn cố tình sử dụng.

Điều 8. Hành vi vi phạm quy định về bảo hộ cho nhân viên bức xạ quy định tại Điều 13 Nghị định 107/2013/NĐ-CP

Hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, Điểm a Khoản 4 là hành vi vi phạm quy định tại Điều 17 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT ngày 09/6/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế.

Điều 9. Hành vi vi phạm quy định về báo cáo thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ quy định tại Điều 16 Nghị định 107/2013/NĐ-CP

Hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 16 là hành vi của cá nhân, tổ chức tiến hành công việc bức xạ có một trong các vi phạm sau:

1. Không gửi báo cáo thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ của cơ sở hoặc có gửi báo cáo nhưng không đúng thời hạn theo quy định cho cơ quan quản lý an toàn bức xạ theo phân cấp:

a) Cơ sở tiến hành công việc bức xạ trong y tế gửi báo cáo cho Sở Khoa học và Công nghệ địa phương nơi tiến hành công việc bức xạ;

b) Các cơ sở tiến hành công việc bức xạ khác gửi báo cáo cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.

2. Có gửi báo cáo thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ cho cơ quan quản lý an toàn bức xạ nhưng nội dung báo cáo không đầy đủ các thông tin theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Luật Năng lượng nguyên tử.

Điều 10. Hành vi vi phạm khác về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân quy định tại Điều 27 Nghị định 107/2013/NĐ-CP

Hành vi vi phạm quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều 27 là hành vi của cá nhân, tổ chức tiến hành công việc bức xạ có một trong các vi phạm sau:

1. Không phân công người phụ trách an toàn bằng văn bản.

2. Không có văn bản quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người phụ trách an toàn và điều kiện, cơ chế để người phụ trách an toàn có thể thực hiện được trách nhiệm người phụ trách an toàn theo quy định.

Điều 11. Hành vi cản trở hoạt động thanh tra, kiểm tra quy định tại Điều 42 Nghị định 107

Cá nhân, tổ chức thực hiện một trong những hành vi sau thì bị xử phạt theo quy định tại Điểm b Khoản 4:

1. Không cử người làm việc với đoàn thanh tra, cử người không đủ thẩm quyền để làm việc với đoàn thanh tra, không ủy quyền người làm việc với đoàn thanh tra.

2. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng thời hạn kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của người có thẩm quyền.

3. Các hành vi khác cản trở, gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong thanh tra, kiểm tra (ví dụ: chậm trễ trong việc cung cấp các tài liệu mà đoàn thanh tra yêu cầu; không bố trí hoặc chậm trễ trong việc bố trí người mở khóa phòng, thao tác máy phục vụ đoàn thanh tra khi kiểm tra thực tế, đo đạc tại hiện trường thanh tra, kiểm tra…).

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 11 năm 2014 và thay thế Thông tư số 26/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 111/2009/NĐ-CP ngày 11/12/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

Điều 13. Trách nhiệm thực hiện

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Chánh Thanh tra Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành an toàn bức xạ và hạt nhân, Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ, Thanh tra viên, các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Nghị định 107/2013/NĐ-CP và các đối tượng khác có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử theo quy định của pháp luật chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phản ánh kịp thời về Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu, hướng dẫn giải quyết./.

BỘ TRƯỞNG

(Đã ký)

 

Nguyễn Quân

Khách hàng nói về chúng tôi

Tôi rất hài lòng về chất lượng dịch vụ tại LawKey - Chìa khóa pháp luật. Các bạn là đội ngũ luật sư, chuyên gia kế toán và tư vấn viên nhiệt thành, đầy bản lĩnh với nghề nghiệp. Chúc các bạn phát đạt hơn nữa trong tương lai.

Anh Toản - CTO Công ty CP công nghệ phân phối Flanet

Đống Đa, Hà Nội
Mình thật sự cảm ơn đội ngũ công ty luật và dịch vụ kế toán LawKey về độ nhiệt tình và tốc độ làm việc. Tôi rất an tâm và tin tưởng khi làm việc với LawKey, đặc biệt là được chủ tịch Hà trực tiếp tư vấn. Chúc các bạn phát triển thịnh vượng và đột phá hơn nữa.

Mr Tô - Founder & CEO MengCha Utd

Đống Đa, Hà Nội
Tôi đã trải nghiệm nhiều dịch vụ luật sư trong quá trình kinh doanh của mình, nhưng thực sự an tâm và hài lòng khi làm bắt đầu làm việc với các bạn LawKey: Các bạn trẻ làm việc rất Nhanh - Chuẩn - Chính xác - Hiệu quả - Đáng tin cậy. Chúc các bạn phát triển hơn nữa.    

Mr Tiến - Founder & CEO SATC JSC

Ba Đình, Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Trần Trọng Hiếu - Chủ tịch IDJ Group

Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Dương - CEO Dương Cafe

Hà Nội
Tại LawKey, đội ngũ của các bạn rất chuyên nghiệp. Đặc biệt, tôi rất hứng thú khi làm việc với luật sư Huy Hà và kế toán Tân Anh. Các bạn không chỉ cho thấy sự thân thiện mà còn chủ động tìm hiểu giúp đỡ tôi trong công việc. Tôi tin tưởng dịch vụ luật và kế toán của các bạn.

Mr Hưng - CEO Tư vấn du học Bạn Đồng Hành

Việt Nam

Khách hàng tiêu biểu