Bên thứ ba khi sử dụng tác phẩm có phải trả thù lao cho người biểu diễn không?
Người biểu diễn tác phẩm có quyền hưởng thù lao từ tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng cuộc biểu diễn trực tiếp của mình không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi muốn xin tư vấn về vấn đề sau: A là tác giả của ca khúc Cánh hoa vàng. Công ty B tổ chức 1 buổi biểu diễn ca nhạc có thu tiền và thuê tôi là người hát ca khúc. Công ty D đã ghi âm, ghi hình chương trình ca nhạc trên rồi bán ra thị trường các đĩa CD, VCD. Công ty E là nhà mạng điện thoại đã mua đĩa CD về và sử dụng bài hát tôi hát làm nhạc chờ điện thoại. Trong trường hợp này, công ty E có phải trả tiền thù lao cho tôi không?
Luật sư tư vấn:
Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn anh/chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của anh/chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:
Một số vấn đề pháp lý liên quan
Thứ nhất, người biểu diễn là ai?
Người biểu diễn là một chủ thể được bảo hộ quyền liên quan gồm: Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật.
Thứ hai, người biểu diễn có những quyền gì?
Người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư thì có các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn; trong trường hợp người biểu diễn không đồng thời là chủ đầu tư thì người biểu diễn có các quyền nhân thân và chủ đầu tư có các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn.
Về quyền nhân thân:
– Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn
– Bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn
Về quyền tài sản:
Quyền tài sản bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền:
– Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình;
– Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình;
– Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng;
– Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
Xem thêm: Quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả
Quy định về quyền liên quan đến quyền tác giả
Với tình huống anh/chị thắc mắc, Lawkey xin phân tích về quyền hưởng thù lao của anh chị như sau:
Theo thông tin anh chị cung cấp, anh/ chị không đồng thời là chủ đầu tư nên anh/chị có các quyền nhân thân, gồm các quyền:
– Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn
– Bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn
Tuy nhiên, pháp luật có quy định trường hợp người biểu diễn được hưởng thù lao từ tổ chức, cá nhân khi thực hiện một số hành vi tại Khoản 4 Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Cụ thể, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các quyền dưới đây phải trả tiền thù lao cho người biểu diễn theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận trong trường hợp pháp luật không quy định:
– Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình;
– Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình;
– Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng;
– Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
Đối với trường hợp công ty E sử dụng bài hát anh/chị đã hát làm nhạc chờ điện thoại, đây được coi là hành vi định hình cuộc biểu diễn của anh/ chị trên bản ghi âm và công ty E phải trả tiền thù lao cho anh/chị.
Trên đây là một số nội dung LawKey gửi đến bạn đọc. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey để được hỗ trợ.
Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo quy định hiện hành
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo quy định hiện hành được cụ thể hóa tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN [...]
Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả
Từ bản chất pháp lý của vấn đề bảo hộ, tính chất vô hình của tài sản trí tuệ, sự lao động sáng tạo tạo ra tác [...]