Hồ sơ phát hành trái phiếu doanh nghiệp bao gồm những gì?
Phát hành trái phiếu là một nguồn huy động vốn của doanh nghiệp. Vậy hồ sơ phát hành trái phiếu doanh nghiệp bao gồm những gì?
Căn cứ pháp lý: Nghị định số 163/2018/NĐ-CP
1.Hồ sơ phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Hồ sơ phát hành trái phiếu do doanh nghiệp phát hành chuẩn bị bao gồm:
– Phương án phát hành trái phiếu
– Bản công bố thông tin về đợt phát hành trái phiếu
– Hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp phát hành với các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến đợt phát hành trái phiếu (nếu có);
– Báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán;
Báo cáo tài chính được kiểm toán là báo cáo chấp thuận toàn phần hoặc có ý kiến ngoại trừ. Trường hợp ý kiến kiểm toán là ý kiến ngoại trừ, doanh nghiệp phải giải thích về yếu tố ngoại trừ và ảnh hưởng của yếu tố này đến khả năng trả nợ gốc, lãi trái phiếu doanh nghiệp.
– Kết quả xếp hạng tín nhiệm của tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu và loại trái phiếu phát hành (nếu có).
>>> Xem thêm Điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường
2.Phương án phát hành trái phiếu
Phương án phát hành trái phiếu bao gồm các nội dung cơ bản sau:
– Thông tin về doanh nghiệp phát hành (tên doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, trụ sở, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật);
– Mục đích phát hành trái phiếu;
– Các tài liệu và văn bản pháp lý chứng minh doanh nghiệp đáp ứng từng điều kiện phát hành trái phiếu
– Điều kiện, điều khoản của trái phiếu dự kiến phát hành; địa điểm tổ chức đợt phát hành; số lượng đợt phát hành và dự kiến thời điểm phát hành của từng đợt;
– Điều kiện, điều khoản về việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu đối với trường hợp phát hành trái phiếu chuyển đổi;
– Điều kiện, điều khoản về việc thực hiện quyền mua cổ phiếu đối với trường hợp phát hành trái phiếu kèm theo chứng quyền;
– Điều kiện, điều khoản về việc mua lại trái phiếu trước hạn, hoán đổi trái phiếu (nếu có);
– Một số chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp trong 03 năm liền kề trước năm phát hành (nếu có) và sự thay đổi sau khi phát hành, bao gồm:
+ Vốn chủ sở hữu;
+ Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu;
+ Lợi nhuận sau thuế;
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE);
– Tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu đã phát hành trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có)
– Ý kiến kiểm toán đối với báo cáo tài chính
– Phương thức phát hành trái phiếu
– Phương thức thanh toán gốc, lãi trái phiếu
– Kế hoạch sử dụng nguồn vốn thu được từ phát hành trái phiếu
– Kế hoạch bố trí nguồn và phương thức thanh toán gốc, lãi trái phiếu;
– Cam kết công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành
– Các cam kết khác đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu
– Điều khoản về đăng ký, lưu ký;
– Điều khoản về giao dịch trái phiếu
– Quyền lợi và trách nhiệm của nhà đầu tư mua trái phiếu;
– Quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành;
– Trách nhiệm và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ liên quan đến việc phát hành trái phiếu
Hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
Hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động cần đáp ứng những điều kiện gì ? Xin chào Luật sư, cho tôi hỏi về trường [...]
Khái niệm giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật hiện nay
Khái niệm giao dịch dân sự được quy định tại Bộ luật dân sự 2015 là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm [...]