Thành lập văn phòng đại diện của công ty quản lý quỹ
Để mở rộng quy mô hoạt động, nhiều công ty quản lý quỹ đã thành lập các đơn vị phụ thuộc, trong đó có văn phòng đại diện. Vậy thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty quản lỹ quỹ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ pháp lý: Thông tư số 21?2/2012/TT-BTC
1.Điều kiện thành lập văn phòng đại diện
Công ty quản lý quỹ được đề nghị lập văn phòng đại diện đáp ứng các điều kiện sau:
– Công ty quản lý quỹ không đang trong tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình công ty hoặc đang thực hiện các thủ tục thu hồi giấy phép theo quy định.
– Công ty quản lý quỹ không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong vòng sáu (06) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận thành lập văn phòng đại diện.
>>>Xem thêm Bộ phận kiểm toán nội bộ trong công ty quản lý quỹ
2.Phạm vi hoạt động của văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ
Văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh, không được thực hiện nghiệp vụ quản lý tài sản cho khách hành ủy thác, tư vấn đầu tư, không được ký các hợp đồng kinh tế liên quan tới nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán. Trường hợp được công ty mẹ ủy quyền bằng văn bản, văn phòng đại diện được ký hợp đồng thuê trụ sở, ký hợp đồng với người lao động và các hợp đồng kinh tế khác không liên quan tới nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.
Phạm vi hoạt động của văn phòng đại diện bao gồm:
– Thực hiện chức năng văn phòng liên lạc và nghiên cứu thị trường;
– Xúc tiến xây dựng các dự án hợp tác trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán của công ty;
– Thúc đẩy, giám sát thực hiện các hợp đồng đã ký kết của công ty với các tổ chức, cá nhân.
3.Hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng đại diện
Hồ sơ đề nghị chấp thuận thành lập văn phòng đại diện bao gồm các tài liệu sau:
– Giấy đề nghị chấp thuận thành lập văn phòng đại diện (theo mẫu)
– Biên bản họp và nghị quyết của đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị, hoặc hội đồng thành viên, hoặc quyết định của chủ sở hữu về việc thành lập văn phòng đại diện, phù hợp với quy định tại điều lệ công ty;
– Danh sách kèm theo hồ sơ cá nhân của nhân viên văn phòng đại diện;
– Hợp đồng hoặc hợp đồng nguyên tắc thuê trụ sở hoặc quyết định giao mặt bằng, trụ sở của chủ sở hữu; kèm theo tài liệu xác nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng trụ sở của bên cho thuê hoặc chủ sở hữu.
Nơi nộp hồ sơ: Hồ sơ được lập thành một bộ gốc kèm theo tệp thông tin điện tử. Bộ hồ sơ gốc được gửi trực tiếp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định chấp thuận thành lập văn phòng đại diện.
3.Trường hợp bị thu hồi quyết định chấp thuận thành lập văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ bị thu hồi quyết định chấp thuận thành lập trong các trường hợp sau đây:
– Công ty quản lý quỹ bị giải thể, phá sản, hoặc bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động;
– Hồ sơ đề nghị chấp thuận thành lập văn phòng đại diện có thông tin sai sự thật;
– Hoạt động sai mục đích, không đúng với nội dung quyết định chấp thuận thành lập văn phòng đại diện.
– Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc bị thu hồi quyết định chấp thuận thành lập văn phòng đại diện, công ty quản lý quỹ thực hiện việc đóng cửa văn phòng đại diện và báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
>>>Xem thêm Thành lập văn phòng đại diện của công ty quản lỹ quỹ của nước ngoài
Hứa thưởng là gì? theo quy định của pháp luật dân sự
Hứa thưởng là gì? Người đã công khai hứa thưởng có nghĩa vụ gì? Quy định của pháp luật dân sự về hứa thưởng như [...]
Các trường hợp tạm dừng và thu hồi Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô
Các trường hợp tạm dừng và thu hồi Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô được quy định như thế nào? Văn bản quy phạm [...]