Thế nào là tác giả của tác phẩm?
Quá trình tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật, các công trình khoa học là hoạt động sáng tạo của cá nhân. Tác giả của các tác phẩm đó là những con người cụ thể bằng lao động sáng tạo của mình trực tiếp tạo ra tác phẩm. Vậy, hiểu thế nào là tác giả của tác phẩm?
Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghê thuậ và khoa học, gồm: tổ chức, cá nhân Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.
Nhìn chung, một chủ thể muốn được công nhận là tác giả cần pháp đáp ứng các yêu cầu sau:
Phải là người trực tiếp thực hiện các hoạt động sáng tạo để tạo ra tác phẩm
Hoạt động sáng tạo của tác giả là sự lao động trí tuệ để tạo ra các tác phẩm một cách sáng tạo. Các tác phẩm phải là kết quả của hoạt động sáng tạo được thể hiện trên hình thái vật chất hoặc thông qua hình thức nhất định, có tính độc lập tương đối, mang tính mới về nội dung, ý tưởng hoặc mang tính mới về sự thể hiện tác phẩm. Tất cả các hoạt động chỉ nhằm để hỗ trợ như cung cấp kinh phí, vật chất, phương tiện, tư liệu, góp ý kiến không được coi là hoạt động sáng tạo. Do đó, tổ chức, cá nhân có những hoạt động này không được công nhận là tác giả theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP
Người tạo ra tác phẩm phải ghi tên thật hoặc bút danh của mình trên tác phẩm được công bố
Quyền đứng tên tác giả đối với tác phẩm là một trong các quyền nhân thân của tác giả được quy định tại Khoản 2 ĐIều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Với quyền này, người sáng tạo ra tác phẩm có thể lựa chọn việc có đứng tên hay không đối với tác phẩm đã tạo ra theo ý muốn của mình. Tuy nhiên, muốn đươc thừa nhận là tác giả của tác phẩm nhất định thì người tạo ra tác phẩm phải cá biệt hóa tác phẩm bằng cách ghi tên hoặc bút danh của mình vào tác phẩm để xác định tác phẩm đó là do mình sáng tạo ra.
Chỉ được thừa nhận là tác giả nếu tác phẩm được tạo ra là kết của của lao động sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học
Kết quả của lao động sáng tạo trong lĩnh vực văn học được gọi chung là tác phẩm văn học, gồm: văn xuôi, thơ, truyện ngắn, kí sự, tuyển tập, tuyển chọn… Kết quả của lao động sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật được gọi chung là tác phẩm nghệ thuật, gồm: hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, điện ảnh, sân khấu, nhạc,… Kết quả của lao động sáng tạo trong lĩnh vực khoa học gọi chung là tác phẩm (công trình) khoa học, gồm các công trình nghiên cứu được thể hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau như bài viết, bài phát biểu, sách, đồ họa,…
Từ đó, có thể định nghĩa về tác giả như sau: Tác giả là người trực tiếp lao động sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học để tạo ra toàn bộ hoặc 1 phần tác phẩm thuộc một trong các lĩnh vực đó.
Trên đây là nội dung Thế nào là tác giả của tác phẩm? Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.
Xem thêm:Đặc điểm của quyền tác giả
Hạn chế quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật
Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định các trường hợp hạn chế quyền sở hữu công nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi cho chủ [...]
Thủ tục tách đơn đăng ký sáng chế theo quy định mới nhất
Người nộp đơn đăng ký sáng chế có thể làm tách đơn đăng ký ình đã nộp. Và dưới đây là thủ tục tách đơn đăng [...]