Xử lý các trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn
Pháp luật quy định như thế nào về việc xử lý các trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn? Trình tự, thủ tục được thực hiện như thế nào? Văn bản quy phạm nào quy định cụ thể vấn đề này?
1. Trình tự, thủ tục thực hiện khi xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn
Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Thông tư 39/2014/TT-BTC, khi xảy ra tình trạng mất, cháy, hỏng hóa đơn thì tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện như sau:
Bước 1: Lập báo cáo về việc mất, cháy, hỏng hóa đơn
Báo cáo được thực hiện theo mẫu số BC21/AC ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC.
Báo cáo bao gồm một số nội dung chính sau đây:
- Tên, mã số thuế, địa chỉ của tổ chức, cá nhân làm mất, cháy, hỏng hóa đơn;
- Ngày, tháng, năm lập báo cáo;
- Thông tin về hóa đơn bị mất, cháy, hỏng: tên loại hóa đơn, mẫu số, ký hiệu hóa đơn, liên hóa đơn…
- Lý do làm mất, cháy, hỏng hóa đơn.
Bước 2: Thông báo đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp
Thời gian thực hiện chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn. Trường hợp ngày cuối cùng (ngày thứ 05) trùng với ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày tiếp theo của ngày nghỉ đó.
2. Xử lý hóa đơn bị mất, cháy, hỏng trong trường hợp cụ thể
2.1. Trường hợp mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn bản gốc đã lập
Trong trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ, người bán đã lập hóa đơn theo đúng quy định nhưng sau đó người bán hoặc người mua làm mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn bản gốc đã lập thì người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc. Cụ thể:
- Biên bản ghi rõ liên 1 của hóa đơn người bán hàng khai, nộp thuế trong tháng nào;
- Ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền), đóng dấu (nếu có) trên biên bản;
- Người bán sao chụp liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để giao cho người mua.
Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao có ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) của người bán kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế. Người bán và người mua phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.
2.2. Trường hợp mất, cháy, hỏng liên 2 có liên quan đến người thứ ba
Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn liên 2 đã sử dụng có liên quan đến bên thứ ba (ví dụ: bên thứ ba là bên vận chuyển hàng hoặc bên chuyển hóa đơn) thì căn cứ vào việc bên thứ ba do người bán hoặc người mua thuê để xác định trách nhiệm và xử phạt người bán hoặc người mua theo quy định tại Thông tư 176/2016/TT-BTC.
Xem thêm: Xử phạt hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn
Trên đây là bài tư vấn của Chìa khóa pháp luật về “Xử lý các trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn” gửi đến bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc được cung cấp các dịch vụ kế toán thuế.
Trân trọng./.
Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp
Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Nộp thuế theo quy định [...]
Doanh nghiệp có bắt buộc phải có kế toán trưởng hay không?
Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán [...]