Chủ thể và đối tượng hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là một loại hợp đồng được quy định trong luật sở hữu trí tuệ. Vậy pháp luật quy định thế nào về loại hợp đồng này? Chủ thể và đối tượng của hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp được hiểu thế nào?
Chủ thể của hợp đồng
Bên chuyển quyền
Bên chuyển quyền là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp- người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng, nhãn hiệu,.. hoặc được chuyển giao quyền sở hữu hợp pháp các đối tượng sở hữu công nghiệp đó.
Bên chuyển quyền cũng có thể là người được chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp chuyển quyền sử dụng độc quyền đối với đối tượng sở hữu công nghiệp và được phép chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó cho bên thứ ba. Trong trường hợp này, người có độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có những quyền năng giống chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp. Thông thường, người nắm độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có quyền chuyển quyền sử dụng đối tượng đó cho người khác, trừ trường hợp pháp luật quy định không được chuyển giao. Ví dụ: Nếu đối tượng sở hữu công nghiệp là bí mật quốc gia,..
Bên được chuyển quyền
Là tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu được sử dụng, khai thác đối tượng sở hữu công nghiệp. Thông qua hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên được chuyển giao được phép khai thác đối tượng đó trong phạm vi, thời hạn mà các bên thỏa thuận đồng thời có nghĩa vụ trả phí nếu có thỏa thuận.
Các bên trong hợp đồng có thể ủy quyền cho các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thay mặt mình tham gia giao kết và thực hiện các thủ tục liên quan đến việc đăng kí hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp là người thứ ba đại diện cho bên chuyển quyền hoặc bên được chuyển quyền khi giao kết hợp đồng. Bên chuyển quyền hoặc bên được chuyển quyền nếu ủy quyền đại diện cho các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp giao kết và đăng kí hợp đồng còn có nghĩa vụ trả thù lao cho tổ chức này
Đối tượng của hợp đồng
Đối tượng của hơp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh.
Riêng đối với quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không thể là đối tượng của hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
Chỉ dẫn địa lý là tài sản công, thuộc sở hữu nhà nước. Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lí cho tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương đó nhưng không được chuyển quyền này cho người khác.
Đối với tên thương mại, chủ sở hữu chỉ được sử dụng tên thương mại để xưng danh, thể hiện trong các giấy tờ, giao dịch, biển hiệu, sản phẩm của mình trong lĩnh vực kinh doanh mà không được chuyển giao cho chủ thể khác. Mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đã được sử dụng trước gây ra sư nhầm lẫn về chủ thể sản xuất, kinh doanh đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.
Như vậy, đối tượng của hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có thể là quyền sử dụng đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu ( trừ nhãn hiệu tập thể không thể chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức tập thể đó), thiết kế bố trí, bí mật kinh doanh.
Trên đây là nội dung Chủ thể và đối tượng của hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.
Xem thêm: Chủ thể của hợp đồng sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan
Thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ theo quy định mới nhất
Thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ theo quy định mới nhất được cụ thể hóa bởi Thông tư 16/2016/TT-BKHCN. Cụ thể: Trường [...]
Chứng minh xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp thế nào?
Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ chứng minh chủ thể khác xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp [...]