Một số quy định về chuyển nhượng dự án đầu tư theo pháp luật mới nhất
Pháp luật Việt Nam cho phép chuyển nhượng các dự án đầu tư nếu đáp ứng điều kiện của pháp luật. Dưới đây là một số quy định về chuyển nhượng dự án đầu tư theo pháp luật mới nhất.
Điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư
Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật đầu tư 2020, bao gồm:
– Không thuộc một trong các trường hợp bị chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;
– Đáp ứng điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;
– Tuân thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
– Điều kiện quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có).
Xem thêm: Các trường hợp phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Hồ sơ chuyển nhượng dự án đầu tư
Theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật đầu tư 2020, hồ sơ khi chuyển nhượng dự án đầu tư bao gồm:
- Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư;
- Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm chuyển nhượng dự án đầu tư;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư (nếu có);
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Bản sao một trong các tài liệu sau của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm các giấy tờ trên, hồ sơ được nộp tại Cơ quan đăng ký đầu tư để được xem xét giải quyết.
Xem thêm: Ngành nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Một số quy định về chuyển nhượng dự án đầu tư theo pháp luật mới nhất” gửi đến bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.
03 dự án không phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Theo pháp luật đầu tư thì các dự án nào không phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài [...]
Các hoạt động của ngân hàng thương mại hiện nay
Ngân hàng thương mại được Ngân hàng nhà nước cấp phép thực hiện các hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác. Vậy [...]