Xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp trong hoạt động công chứng
Thực tế xảy ra nhiều trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về công chứng và gây ra những tranh chấp. Vậy, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp trong hoạt động công chứng được quy định thế nào?
Xử lý vi phạm
Đối với công chứng viên
Công chứng viên vi phạm các điều cấm và các quy định khác của Luật công chứng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Để trở thành công chứng viên cần đáp ứng điều kiện gì?
Đối với tổ chức hành nghề công chứng
Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Trong trường hợp tổ chức hành nghề công chứng vi phạm các điều cấm và các quy định khác của Luật công chứng thì bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Đối với người có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng
Người có chức vụ, quyền hạn mà có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng hoặc cản trở công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện quyền, nghĩa vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Tổ chức hành nghề công chứng theo quy định là gì?
Đối với cá nhân, tổ chức hành nghề công chứng bất hợp pháp
Cá nhân không đủ điều kiện hành nghề công chứng mà hành nghề công chứng dưới bất kỳ hình thức nào thì phải chấm dứt hành vi vi phạm, bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Tổ chức không đủ điều kiện hành nghề công chứng mà hành nghề công chứng dưới bất kỳ hình thức nào thì phải chấm dứt hành vi vi phạm, bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Phòng công chứng và thành lập phòng công chứng
Đối với người yêu cầu công chứng
Người yêu cầu công chứng là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật công chứng.
Người yêu cầu công chứng có hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo, sửa chữa, tẩy xóa giấy tờ, văn bản trái pháp luật hoặc có hành vi gian dối khác khi yêu cầu công chứng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Giải quyết tranh chấp
Trong trường hợp giữa người yêu cầu công chứng và công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng có tranh chấp liên quan đến hoạt động hành nghề công chứng thì các bên có quyền khởi kiện vụ việc ra Tòa án để giải quyết tranh chấp đó.
Trên đây là nội dung Xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp trong hoạt động công chứng Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.
Chứng thực là gì? Giá trị pháp lý của văn bản chứng thực
Chứng thực là gì? Giá trị pháp lý của văn bản chứng thực. Những vấn đề cần lưu ý về hoạt động chứng thực theo [...]
Thủ tục công chứng hợp đồng được thực hiện như thế nào?
Công chứng hợp đồng là một trong những dịch vụ công chứng chủ yếu hiện nay. Vậy thủ tục công chứng hợp đồng được [...]