Chấm dứt đại diện theo quy định của pháp luật dân sự
Chấm dứt đại diện là kết thúc quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Việc chấm dứt được quy định cụ thể với từng trường hợp đại diện theo ủy quyền và theo pháp luật.
Cũng như các quan hệ pháp luật dân sự khác, đại diện không tồn tại mãi. Đại diện chấm dứt khi xảy ra những điều kiện pháp lý nhất định. Khi chấm dứt, mọi hậu quả pháp lý phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện đều không có giá trị pháp lý đối với người được đại diện.
Đối với cá nhân
Đại diện theo pháp luật của cá nhân
Khoản 4 Điều 140 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định việc chấm dứt xảy ra với các trường hợp sau:
– Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục. Trong trường hợp này người được đại diện đã đầy đủ năng lực hành vi dân sự để tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, quan hệ đại diện không cần phải tiếp tục tồn tại.
– Người được đại diện là cá nhân chết.
– Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
Xem thêm: Tuyên bố mất tích và tuyên bố chết theo quy định của pháp luật
Đại diện theo uỷ quyền của cá nhân
Việc chấm dứt xảy ra đối với các trường hợp sau:
– Theo thỏa thuận;
– Thời hạn ủy quyền đã hết;
– Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
– Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
– Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết;
– Người đại diện không còn đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.
– Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.
Đối với pháp nhân
Đại diện theo pháp luật của pháp nhân
Đại diện theo pháp luật của pháp nhân chấm dứt khi pháp nhân chấm dứt tồn tại (Điểm ckhoản 4 Điều 140 BLDS).
Đó là các trường hợp: hợp nhất pháp nhân, sáp nhập pháp nhân, chia pháp nhân, giải thể pháp nhân, pháp nhân bị tuyên bố phá sản theo quy định cùa pháp luật về phá sản. Pháp nhân chấm dứt đồng thời làm chấm dứt đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
Đại diện theo uỷ quyền của pháp nhân
Đại diện theo uỷ quyền của pháp nhân chấm dứt trong các trường hợp: khi hết thời hạn uỷ quyền hoặc cộng việc được uỷ quyền đã hoàn thành; khi người đại diện theo pháp luật của pháp nhân huỷ viêc uỵ quyền; khi pháp nhân chấm dứt hoặc người được uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, hị hạn chế nâng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
Trên đây là nội dung Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Một số biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác
Pháp luật dân sự quy định tại Điều 292 có 9 Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Cùng tìm hiểu Một số biện pháp [...]
Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết có phải bồi thường không?
Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết có phải bồi thường không? Pháp luật dân sự quy định thế nào về quyền và nghĩa [...]