Dấu hiệu trùng và tương tự của đối tượng sở hữu công nghiệp
Một điều kiện để đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ là đối tượng đó không được trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với đối tượng đã được bảo hộ trước đó. Vậy thế nào là dấu hiệu trùng và tương tự của các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp?
Việc phân biệt dấu hiệu trùng và dấu hiệu tương tự đến mức gây nhầm lẫn của một đối tượng sở hữu công nghiệp là một điều kiện quan trọng trong quá trình đăng kí bảo hộ đối với đối tượng đó. Đây là một trong các bước quan trọng để xác định và được công nhận bảo hộ sở hữu trí tuệ. Việc phân biệt dấu hiệu trùng và tương tự được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.
Tiêu chí | Dấu hiệu trùng | Dấu hiệu tương tự |
Tên thương mại | Tên trùng là trường hợp tên được thể hiện dưới dạng chữ viết và cách phát âm bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên thương mại đã được bảo hộ. Ví dụ: Công ty LK sử dụng tên thương mại Lawkey dán nhãn hàng hóa, sản phẩm, quảng cáo, giao dịch với khách hàng khiến nhiều khách hàng trùng với tên thương mại Lawkey đã được công ty trách nhiệm hữu hạn Lawkey bảo hộ. | Tên thương mại gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã được sử dụng từ trước trên cùng một địa bàn và trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã được bảo hộ. Ví dụ: Công ty cổ phần Flc sử dụng tên thương mại có dấu hiệu tương tự với tên thương mại FLC đã được bảo hộ. |
Nhãn hiệu | Dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ trước đó nếu dấu hiệu đó giống hệt nhãn hiệu đó về cấu trúc, nội dung, ý nghĩa và hình thức thể hiện. Ví dụ: Sản phẩm máy ảnh “LANI” xâm phạm nhãn hiệu “LANI” của sản phẩm máy phim. Xem thêm: Nhãn hiệu và tên thương mại | Dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ trước đó nếu: – Dấu hiệu đó gần giống với nhãn hiệu đó về cấu trúc hoặc/và nội dung hoặc/và cách phát âm hoặc/và ý nghĩa hoặc/và hình thức thể hiện đến mức làm cho người tiêu dùng tưởng lầm rằng hai đối tượng đó là một hoặc đối tượng này là biến thể của đối tượng kia hoặc hai đối tượng đó có cùng một nguồn gốc; – Dấu hiệu chỉ là bản phiên âm hoặc dịch nghĩa từ nhãn hiệu đó nếu nhãn hiệu đó là nhãn hiệu nổi tiếng. Ví dụ: Sản phẩm áo thể thao Atias sử dụng dấu hiệu hình “ADIDAS” xâm phạm nhãn hiệu hình “ADIDAS” của Công ty ADIDAS |
Nhãn hiệu nổi tiếng | Cách phân biệt cũng giống với dấu hiệu phân biệt của nhãn hiệu. Tuy nhiên phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu nổi tiếng rộng hơn, nhiều người biết hơn nên chỉ cần có một yếu tố có khả năng gây nhầm lẫn thì nhãn hiệu đăng kí đó sẽ không được bảo hộ. Ví dụ: sử dụng nhãn hiệu nổi tiếng NIKE cho sản phẩm giấy là hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng NIKE. | Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng về tổng thể và cấu trúc và cách trình bày cho các hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ: sử dụng dấu hiệu “KFC” cho các hàng hóa của công ty giày là hành vi xâm phạm thương hiệu nổi tiếng KFC. |
Chỉ dẫn địa lý
| Chỉ dẫn địa lý trùng nếu giống với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, ý nghĩa hoặc về hình ảnh, biểu tượng thuộc phạm vi bảo hộ của chỉ dẫn địa lý. Ví dụ: sản phẩm sữa lấy tên Ba Vì trùng với chỉ dẫn địa lý “Ba Vì” cho sản phẩm nước mắm tại Việt Nam: Sản phẩm sữa Ba Vì có đặc trưng chỉ sản xuất bằng sữa bò tươi và được chế biến theo công thức riêng. | Chỉ dẫn địa lý tương tự là chỉ dẫn địa lý gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm có chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ. Ví dụ: Thuốc kháng sinh X được sản xuất tại Thủ Đức có in hình lá cờ Mỹ lên sản phẩm của mình đã xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý. Cụ thể, nhà máy sản xuất loại thuốc này đã sử dụng dấu hiệu là “lá cờ Mỹ” bảo hộ cho sản phẩm sản xuất tại Thủ Đức làm người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm thuốc kháng sinh X này có nguồn gốc từ Mỹ. |
Kiểu dáng công nghiệp | Khi hai kiểu dáng công nghiệp cùng dùng cho sản phẩm cùng loại, có cùng tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản (đặc điểm tạo dáng dễ dàng nhận biết, ghi nhớ, được dùng để phân biệt tổng thể kiểu dáng công nghiệp này với kiểu dáng công nghiệp khác). Tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản có thể là hình khối, đường nét, tương quan giữa các đặc điểm hình khối và/hoặc đường nét, các đặc điểm màu sắc được xác định trên cơ sở bộ ảnh chụp/bản vẽ) và không cơ bản. Ví dụ: sản phẩm cốc và chén là hai sản phẩm cùng loại. Mặc dù, kiểu dáng công nghiệp của cốc không giống hệt chén (là kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ) nhưng lại thuộc diện không khác biệt cơ bản về họa tiết, đường nét. Xem thêm: Sử dụng kiểu dáng công nghiệp gần giống với người khác được không? | Khi hai kiểu dáng công nghiệp dùng cho sản phẩm cùng loại và có ít nhất một đặc điểm tạo dáng cơ bản trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau. Ví dụ: kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ là võng tre và sản phẩm vi phạm kiểu dáng công nghiệp là chiếc võng mang kiểu dáng công nghiệp giống với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. |
Trên đây là nội dung Dấu hiệu trùng và tương tự của các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Xem thêm: Sử dụng dấu hiệu tương tự nhãn hiệu được bảo hộ có hợp pháp không?
Quy định của pháp luật về hành vi xâm phạm chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý là một đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ và chỉ có nhà nước mới có quyền đăng ký chỉ dẫn [...]
Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả
Từ bản chất pháp lý của vấn đề bảo hộ, tính chất vô hình của tài sản trí tuệ, sự lao động sáng tạo tạo ra tác [...]