Hậu quả pháp lý của hành vi gây tai nạn rồi bỏ trốn
Nhiều lái xe sau khi gây tai nạn giao thông do tâm lý lo sợ đã bỏ trốn khỏi hiện trường mà không nghĩ đến các hậu quả do hành vi này gây ra. Bài viết này sẽ giúp độc giả trả lời câu hỏi Lái xe gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị xử phạt thế nào?
Phải làm gì khi gây tai nạn giao thông?
Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định, người điều khiển phương tiện giao thông và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm:
– Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu
– Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất
– Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm là việc làm bị Luật Giao thông đường bộ nghiêm cấm.
Hình thức xử lý đối với lái xe gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn
Tuy bỏ trốn sau khi gây tai nạn mà không có lý do chính đáng là một việc làm bị cấm nhưng nhiều lái xe do tâm lý lo sợ, hoảng loạn nên đã thực hiện hành vi này. Những lái xe đó sau khi bị kết tội sẽ bị xử phạt như sau:
Xử phạt hành chính đối với lái xe gây tai nạn rồi bỏ trốn
Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, các hình thức xử phạt hành chính đối với người điều khiển phương tiện giao thông có hành vi gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn như sau:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng đối với người điều khiển xe ô tô, xe tải và các loại xe tương tự.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 – 04 tháng đối với người điều khiển xe máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự.
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy và các loại xe thô sơ khác.
Xử lý hình sự đối với lái xe gây tai nạn rồi bỏ trốn
Ngoài các biện pháp hành chính, người có hành vi gây tai nạn rồi bỏ trốn còn bị xử lý hình sự theo quy định của Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 thì: người nào gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn để trốn tránh trách nhiệm sẽ bị phạt tù từ 03 đến 10 năm (đối với người trên 18 tuổi). Đối với người dưới 18 tuổi thì sẽ phải chịu 2/3 hoặc 1/2 mức phạt tương ứng. Như vậy, ngoài các mức phạt do hành vi gây tai nạn khi tham gia giao thông không đúng quy định, người gây tai nạn còn phải chịu phạt thêm do hành vi bỏ trốn của mình.
Ví dụ:
Một người lái xe ô tô chạy quá tốc độ gây tai nạn 01 người bị thương với thương tích 61% trở lên sau đó bỏ trốn, không cứu giúp người bị nạn sẽ bị xử lý hình sự như sau:
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm do hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ gây tai nạn gây thương tích cho người khác.
– Phạt tù từ 03 đến 10 năm do hành vi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn.
– Có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trên đây là nội dung LawKey chia sẻ về câu hỏi Lái xe gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị xử phạt thế nào? theo quy định hiện hành. Nếu có thắc mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ qua hotline của LawKey để được tư vấn. Xin cảm ơn sự quan tâm của quý bạn đọc!
Không nhường đường cho xe ưu tiên bị xử phạt như thế nào ?
Xe nào được quyền ưu tiên ? Lỗi không nhường đường cho xe ưu tiên bị xử phạt như thế nào ? Hãy cùng LawKey tìm hiểu [...]
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
- Nghị định 132/2015/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
- Thông tư 32/2013/TT-BGTVT Ban hành mẫu biên bản, mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa
Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ
Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI [...]
- Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính giao thông
- Thông tư 05/2014/TT-BGTVT Ban hành Mẫu biên bản, mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
- Nghị định 65/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe