Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra
Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra là gì? Pháp luật dân sự quy định thế nào về trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này?
Người làm công là ai?
Người làm công là người thực hiện một công việc thường xuyên hay vụ việc để nhận một khoản tiền. Người làm công khác với người lao động. Người lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, có kí hợp đồng với tổ chức, doanh nghiệp và được hưởng các chế độ theo luật lao động quy định.
Người học nghề là ai?
Người học nghề là người đang theo học một nghề nghiệp có tính chuyên môn trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong nghiên cứu khoa học để sau này hành nghề.
Người dạy nghề có trình độ chuyên môn cao truyền lại cho người học theo kinh nghiệm hoặc trong các lớp học nghề có tổ chức.
Mối quan hệ trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người làm công, học nghề gây ra
Các mối quan hệ trong trường hợp này gồm:
– Quan hệ giữa người làm công, người học nghề với cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác có sử dụng người làm công, người học nghề đó.
– Quan hệ giữa cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác có sử dụng người làm công, người học nghề đó với người bị thiệt hại.
– Quan hệ giữa người làm công, người học nghề với người bị hại.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này thì giữa cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác với người làm công, người học nghề (người gây thiệt hại) phải có mối quan hệ giữa chủ thuê người làm công (thông qua hợp đồng) hoặc giữa người dạy nghề với người học nghề.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Điều 600 Bộ luật dân sự 2015 quy định “Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”
Cá nhân, tổ chức hoặc chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại khi thiệt hại đó chính là hậu quả của việc thực hiện việc làm công hoặc công việc học nghề được giao gây ra. Nếu thiệt hại xảy ra không liên quan đến công việc làm công, đến việc học nghề được giao thì cá nhân, tổ chức hoặc chủ thể khác thuê người làm công, có người học nghề sẽ không phải bồi thường thiệt hại.
Nếu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại thì cá nhân, tổ chức hoặc chủ thể khác giao công việc cho người làm công, người học nghề có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề phải hoàn trả một khoản tiền nhất định.
Việc xem xét số tiền hoàn trả sẽ căn cứ vào mức độ lỗi của người làm công, người học nghề cũng như căn cứ vào hợp đồng được kí kết giữa người làm công, người học nghề với cá nhân, tổ chức hoặc chủ thể khác đã thuê người làm công, đào tạo nghề đó. Nếu trong hợp đồng làm công, đào tạo nghề các bên không thỏa thuận về số tiền hoàn trả thì việc xem xét mức hoàn trả được giải quyết theo quy định pháp luật
Trên đây là nội dung Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Xem thêm: Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra
Các trường hợp cấp lại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Nghị định số 31/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/03/1018 Quy định chi tiết Luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng [...]
Cần lưu ý gì khi cầm cố tài sản?
Cần lưu ý gì khi cầm cố tài sản? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Hiệu lực của cầm cố tài sản Tại [...]