Mức hỗ trợ phục hồi chức năng lao động theo quy định mới nhất
Người lao động được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động theo quy định tại Nghị định 37/2016/NĐ-CP. Dưới đây là mức hỗ trợ phục hồi chức năng lao động theo quy định mới nhất.
Điều kiện hưởng hỗ trợ
Người lao động được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 19 Nghị định 37/2016/NĐ-CP, bao gồm:
– Người lao động được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phục hồi chức năng lao động;
– Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Xem thêm: Những điều kiện hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều kiện hưởng chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội bắt buộc
Mức hỗ trợ
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động tối đa bằng 50% chi phí phục hồi chức năng lao động sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không vượt quá 02 lần mức lương cơ sở/người/lượt.
Lưu ý là số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.
Hồ sơ đề nghị hưởng hỗ trợ phục hồi chức năng lao động
Điều quan trọng đầu tiên trong quá trình giải quyết hưởng hỗ trợ phục hồi chức năng lao động là việc chuẩn bị hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ được chuẩn bị theo quy định tại Điều 21 Nghị định 37/2016/NĐ-CP, bao gồm:
1. Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động cho người lao động theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;
2. Bản sao có chứng thực Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định Y khoa;
3. Bản sao có chứng thực giấy chuyển viện đến đơn vị phục hồi chức năng lao động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp phải chuyển viện; đối với trường hợp bệnh viện có khoa phục hồi chức năng, bản sao có chứng thực bệnh án có nội dung chuyển bệnh nhân về khoa phục hồi chức năng;
4. Bản sao chứng từ thanh toán chi phí phục hồi chức năng, không bao gồm kinh phí cho trang thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng.
Trình tự giải quyết
Người lao động nộp hồ sơ theo quy định trên cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, mang theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định việc hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hỗ trợ chi phí chữa bệnh nghề nghiệp.
Xem thêm: Hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động đang làm việc
Giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp khi đã thôi việc
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA GIÁP LƯNG Nghị định 31/2018/NĐ-CPngày 18/03/2018 Quy định chi tiết Luật quản lý ngoại [...]
Ai phải chịu phạt khi xe không chính chủ bị phạt nguội?
Mua bán xe nhưng không sang tên (xe không chính chủ) mà xe đó dính phạt nguội thì ai phải chịu phạt? Hãy cùng LawKey tìm hiểu [...]