Nội dung của hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật
Hợp đồng dân sự là gì? Nội dung của hợp đồng dân sự gồm những gì? Bộ luật dân sự 2015 quy định những nội dung nào bắt buộc phải có trong hợp đồng?
Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là một trong các căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự theo quy định tại Điều 275 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS).
Khái niệm hợp đồng được quy định tại Điều 385 BLDS, theo đó, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Xem thêm: Giao kết hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật
Nội dung của hợp đồng
Nội dung của hợp đồng dân sự là tổng hợp các điều khoản mà các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận. Các điều khoản đó xác định những quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên trong hợp đồng.
Điều 398 BLDS quy định về nội dung hợp đồng dân sự, cụ thể:
– Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
– Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
+ Đối tượng của hợp đồng;
+ Số lượng, chất lượng;
+ Giá, phương thức thanh toán;
+ Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
+ Quyền, nghĩa vụ của các bên;
+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
+ Phương thức giải quyết tranh chấp.
Trong các điều khoản nói trên, tùy từng loại hợp đồng mà các bên cần thỏa thuận hoặc không thỏa thuận thì được coi là đã giao kết hợp đồng. Ngoài nhưng nội dung cụ thể này, các bên còn có thể thỏa thuận để xác định với nhau thêm 1 số nội dung khác.
Có thể phân chia các điều khoản trong nội dung của hợp đồng thành ba loại: Điều khoản cơ bản, Điều khoản thông thường và Điều khoản tùy nghi.
Xem thêm: Hợp đồng dân sự có hình thức và có hiệu lực khi nào?
Điều khoản cơ bản
Các điều khoản cơ bản xác định nội dung chủ yếu của hợp đồng. Đây là những điều khoản không thể thiếu đối với từng loại hợp đồng. Nếu không thỏa thuận được những điều khoản này thì hợp đồng không thể giao kết được. Điều khoản cơ bản có thể do tính chất của từng hợp đồng quyết định hoặc do pháp luật quy định. Tùy từng loại hợp đồng mà điều khoản cơ bản có thể là đối tượng, giá cả, địa điểm,.. Có những điều khoản đương nhiên là điều khoản cơ bản vì không thỏa thuận tới nó sẽ không thể hình thành hợp đồng.
Ví dụ: Điều khoản về đối tượng luôn là điều khoản cơ bản trong hợp đồng mua bán tài sản. Có những điều khoản vốn dĩ không phải điều khoản cơ bản nhưng các bên thấy cần phải thỏa thuận mới giao kết hợp đồng được thì những điều khoản này cũng là điều khoản cơ bản của hợp đồng sẽ giao kết.
Điều khoản thông thường
Đây là những điều khoản được pháp luật quy định trước. Nếu khi giao kết hợp đồng, các bên không thỏa thuận những điều khoản này thì vẫn coi như hai bên đã mặc nhiên thỏa thuận và được thực hiện như pháp luật đã quy định.
Khác với điều khoản cơ bản, các điều khoản thông thường không làm ảnh hưởng tới quá trình giao kết hợp đồng. Để giảm bớt công việc không cần thiết trong giao kết hợp đồng, các bên có thể không cần thỏa thuận và không ghi vào hợp đồng nhưng điều khoản mà pháp luật đã quy định nhưng vẫn phải thực hiện các điều khoản đó. Vì vậy, nếu có tranh chấp về những nội dung này thì quy định của pháp luật là căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
Ví dụ: Địa điểm giao tài sản động sản ( đối tượng của hợp đồng mua bán) là tại nơi cư trú của người mua nếu người mua đã trả tiền và trong hợp đồng các bên không thỏa thuận về địa điểm giao tài sản.
Xem thêm: Tài sản là gì? theo quy định của pháp luật dân sự hiện nay
Bất động sản và động sản theo quy định của pháp luật gồm những gì?
Điều khoản tùy nghi
Ngoài những điều khoản phải thỏa thuận vì tính chất của hợp đồng và những điều khoản mà pháp luật quy định, trước khi giao kết hợp đồng các bên có thể thỏa thuận để xác định thêm một số điều khoản khác nhằm làm rõ nội dung của hợp đồng hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Đây được coi là các điều khoản tùy nghi.
Điều khoản tùy nghi là những điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng tự ý chọn lựa và thỏa thuận với nhau để xác định quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên. Thông qua điều khoản tùy nghi, bên có nghĩa vụ được phép lựa chọn một trong những cách thức nhất định để thực hiện hợp đồng sao cho thuận lợi mà vẫn bảo đảm được quyền yêu cầu của bên kia.
Dựa vào tính chất của các điều khoản tùy nghi, có thể phân chia thành hai loại là tùy nghi ngoài pháp luật và tùy nghi khác pháp luật.
Trên đây là nội dung Nội dung của hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Xem thêm:Sửa đổi và chấm dứt hợp đồng dân sự theo quy định hiện nay
Hợp đồng ủy quyền là gì? theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
Nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi vẫn được hưởng chế độ thai sản
Nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi vẫn được hưởng chế độ thai sản Tóm tắt câu hỏi: Chào Luật sư! Xin hỏi: Tôi đang [...]
Giao dịch dân sự do người chưa đủ mười lăm tuổi xác lập, thực hiện
Giao dịch dân sự do người chưa đủ mười lăm tuổi xác lập có hiệu lực không? Người chưa thành niên có tự mình thực [...]