Hợp đồng dân sự có hình thức và có hiệu lực khi nào?
Hình thức và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự được pháp luật quy định thế nào? Hợp gồm dân sự gồm những hình thức nào? Thời điểm có hiệu lực đối với từng loại hình thức như thế nào?
Hình thức của hợp đồng dân sự
Tùy thuộc vào nội dung, tính chất của từng hợp đồng và độ tin tưởng lẫn nhau mà các bên có thể lựa chọn một hình thức nhất định trong việc giao kết hợp đồng phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Điều 199 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định hình thức của giao dịch dân sự cũng là hình thức của hợp đồng, gồm:
Hình thức miệng (bằng lời nói)
Thông qua hình thức này, các bên giao kết hợp đồng chỉ cần thỏa thuận miệng với nhau về nội dung cơ bản của hợp đồng hoặc mặc nhiên thực hiện những hành vi nhất định đối với nhau. Hình thức này thường được áp dụng trong những trường hợp các bên đã có độ tin tưởng lẫn nhau (bạn bè cho nhau vay tiền) hoặc đối với những hợp đồng mà ngay sau khi giao kết sẽ được thực hiện và chấm dứt.
Hình thức viết ( bằng văn bản)
Trong văn bản, các bên phải ghi đầy đủ nội dung cơ bản của hợp đồng và cùng kí tên xác nhận vào văn bản. Khi có tranh chấp, hợp đồng được giao kết bằng hình thức văn bản tạo ra chứng cứ pháp lí chắc chắn hơn so với hình thức miệng. Căn cứ vào văn bản của hợp đồng, các bên dễ dàng thực hiện quyền yêu cầu của mình đối với bên kia. Vì vậy, đối với hợp đồng mà việc thực hiện không cùng lúc với việc giao kết thì các bên thường chọn hình thức này. Thông thường, hợp đồng được lập thành nhiều bản và mỗi bên giữ một bản.
Hình thức có công chứng, chứng thực, đăng ký
Đối với những hợp đồng có tính chất phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp và đối tượng của nó là những tài sản mà nhà nước cần phải quản lý, kiểm soát khi chúng được dịch chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác thì các bên phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực. Hợp đồng được lập ra theo hình thức này có giá trị chứng cứ cao nhất. Vì vậy, đối với những hợp đồng mà pháp luật không yêu cầu phải lập theo hình thức này nhưng để quyền lợi của mình được bảo đảm, các bên vẫn có thể chọn hình thức này để giao kết hợp đồng.
Xem thêm: Giao kết hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự
Về nguyên tắc, hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Tuy nhiên, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự còn được xác định theo sự thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Vì vậy, hợp đồng dân sự được coi là có hiệu lực vào một trong các thời điểm sau:
– Hợp đồng miệng có hiệu lực tại thời điểm các bên đã trực tiếp thỏa thuận với nhau về những nội dung chủ yếu của hợp đồng
– Hợp đồng bằng văn bản thường có hiệu lực tại thời điểm bên sau cùng kí vào văn bản hợp đồng
– Hợp đồng bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký có hiệu lực tại thời điểm văn bản hợp đồng được công chứng, chứng thực, đăng ký.
– Hợp đồng còn có thể có hiệu lực sau các thời điểm nói trên nếu các bên đã tự thỏa thuận để xác định hoặc trong trường hợp pháp luật quy định.
Ví dụ: Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực tại thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản theo quy định về Tặng cho động sản tại điều 458 BLDS.
Trên đây là nội dung Hình thức và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Xem thêm: Công chứng hợp đồng giao dịch về bất động sản theo pháp luật
Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh thiết bị ngụy trang để ghi âm, ghi hình
Kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang để ghi âm, ghi hình, định vị là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Trách nhiệm [...]
Thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập công ty bảo hiểm
Theo quy định pháp luật thì cơ quan cấp Giấy phép thành lập cho công ty bảo hiểm? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới [...]