Chế độ bảo hiểm có bị ảnh hưởng không khi người lao động tự ý bỏ việc?
Việc tham gia bảo hiểm xã hội đem lại nhiều chế độ cho người lao động. Các chế độ này luôn được đảm bảo thực hiện. Tuy nhiên, chế độ bảo hiểm có bị ảnh hưởng không khi người lao động tự ý bỏ việc?
Trong trường hợp người lao động tự ý bỏ việc thì việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, quyền lợi từ bảo hiểm y tế sẽ bị ảnh hưởng.
Đối với trợ cấp thất nghiệp
Trợ cấp thất nghiệp là một trong những chế độ hỗ trợ người lao động trong quá trình họ bị mất việc làm trên có sở đóng góp vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp khi đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm.
Người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 49 Luật việc làm 2013. Điều kiện đầu tiên để người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp đó là phải chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Tuy nhiên, pháp luật loại trừ trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
Theo đó, người lao động sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi tự ý bỏ việc.
Đối với trợ cấp thôi việc
Khi chấm dứt hợp đồng lao động lao động, người sử dụng lao động phải trả cho người lao động một khoản trợ cấp thôi việc. Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp nào người lao động cũng được hưởng khoản tiền trợ cấp này mà chỉ khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động 2012:
– Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.
– Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
– Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
– Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
– Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
– Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật.
– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
Như vậy, khi người lao động tự ý bỏ việc mặc dù đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên cho một người sử dụng lao động thì cũng không được hưởng trợ cấp thôi việc.
Chế độ bảo hiểm y tế
Người lao động khi nghỉ việc, người sử dụng lao động có tách nhiệm báo giảm lao động với cơ quan bảo hiểm qua hệ thống giao dịch điện tử ngay trong tháng (tính đến ngày cuối cùng của tháng đó). Việc báo giảm này sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế.
Công văn 1734/BHXH-QLT ngày 16 tháng 8 năm 2017 hướng dẫn cụ thể như sau:
Nếu báo giảm sau ngày cuối cùng của tháng giảm thì phải phải đóng hết giá trị thẻ bảo hiểm y tế của tháng kế tiếp và thẻ có giá trị sử dụng hết tháng đó. Cơ quan bảo hiểm xã hội không thu hồi thẻ các trường hợp báo giảm.
Còn trường hợp doanh nghiệp báo giảm lao động trước ngày cuối cùng của tháng giảm (tháng nghỉ việc) thì thẻ bảo hiểm y tế vẫn còn giá trị sử dụng trong tháng giảm; cho nên, người lao động sẽ được sử dụng thẻ đến hết tháng đó.
Trên đây lầ bài tư vấn của chúng tôi về “Chế độ bảo hiểm có bị ảnh hưởng không khi người lao động tự ý bỏ việc?” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Thủ tục đăng ký hạn mức nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
Hồ sơ đăng ký hạn mức nhận ủy thác bao gồm những giấy tờ nào? Thủ tục đăng ký hạn mức nhận ủy thác đầu tư gián [...]
Tại sao phải quy định điều kiện đối với bất động sản đưa vào kinh doanh?
Pháp luật hiện hành quy định khá cụ thể về điều kiện đối với từng loại bất động sản đưa vào kinh doanh. Vậy những [...]