Quy định pháp luật hiện hành về đường hàng không
Đường hàng không là một trong các tuyến giao thông phổ biến hiện nay. Vậy pháp luật hiện hành có những quy định đường hàng không như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
– Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2014
– Nghị định 125/2015/NĐ-CP
1.Tổ chức vùng trời phục vụ hoạt động bay
– Tổ chức vùng trời Việt Nam phục vụ cho hoạt động bay dân dụng bao gồm:
a) Vùng trời sân bay dân dụng, sân bay dùng chung;
b) Đường hàng không;
c) Khu vực bay, đường bay phục vụ hoạt động hàng không chung;
d) Khu vực xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hóa dành cho tàu bay dân dụng;
đ) Phần vùng thông báo bay trên biển quốc tế do Việt Nam quản lý;
e) Khu vực trách nhiệm quản lý, điều hành bay.
– Tổ chức vùng trời phục vụ các hoạt động khác bao gồm:
a) Vùng trời sân bay quân sự, các không vực, đường bay hoạt động quân sự;
b) Khu vực cấm bay;
c) Khu vực hạn chế bay;
d) Khu vực nguy hiểm;
đ) Khu vực trách nhiệm sẵn sàng chiến đấu của các Sư đoàn không quân.
>>>Xem thêm Quy định pháp luật về đăng ký quốc tịch tàu bay là gì?
2. Quy định đường hàng không là gì?
– Đường hàng không bao gồm đường hàng không quốc tế, đường hàng không nội địa
a) Đường hàng không nội địa là đường hàng không nằm hoàn toàn trong vùng trời Việt Nam.
b) Đường hàng không quốc tế là đường hàng không nằm trong mạng lưới đường hàng không quốc tế của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, có ít nhất một điểm nằm ngoài vùng thông báo bay của Việt Nam và một điểm nằm trong vùng trời Việt Nam hoặc trong phần vùng thông báo bay trên biển quốc tế do Việt Nam quản lý.
– Đường hàng không được thiết lập trên cơ sở:
a) Nhu cầu giao lưu hàng không quốc tế;
b) Yêu cầu hoạt động bay nội địa;
c) Yêu cầu, khả năng cung cấp các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, bảo đảm an ninh, an toàn hàng không;
d) Yêu cầu, khả năng quản lý và bảo vệ vùng trời; bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;
đ) Phù hợp với quy hoạch phát triển ngành hàng không dân dụng Việt Nam và kế hoạch không vận của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).
– Đường hàng không nội địa được ký hiệu bằng các chữ H, J, Q, T, V, Y, Z, W và đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập.
– Đường hàng không quốc tế được ký hiệu bằng các chữ A, B, G, L, M, N, P, R và đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập.
3. Thiết lập, điều chỉnh, hủy bỏ, công bố đường hàng không
– Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng phương án thiết lập, hủy bỏ đường hàng không; đề xuất với Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) sửa đổi kế hoạch không vận khu vực đối với đường hàng không quốc tế.
– Cục Hàng không Việt Nam công bố thông số chi tiết của các đường hàng không được thiết lập, điều chỉnh và việc hủy bỏ đường hàng không trong Tập thông báo tin tức hàng không (AIP) của Việt Nam.
4. Nguyên tắc sử dụng đường hàng không
– Đường hàng không quốc tế được sử dụng cho chuyến bay quốc tế và chuyến bay nội địa. Đường hàng không nội địa được sử dụng cho chuyến bay nội địa.
– Bộ Giao thông vận tải quyết định việc sử dụng thường xuyên đường hàng không nội địa cho các chuyến bay quốc tế khi có nhu cầu, sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng và thông báo ngay cho Bộ Công an.
– Cơ quan cấp phép bay cho phép các chuyến bay quốc tế sử dụng đường hàng không nội địa trên cơ sở ý kiến thống nhất của Cục Tác chiến và Cục Hàng không Việt Nam.
>>>Xem thêm Thủ tục đăng ký quốc tịch tàu bay theo quy định hiện nay
Trên đây là những tư vấn của Lawkey về đường hàng không. Nếu còn thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn chi tiết.
Căn cứ xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
Căn cứ xác lập quyền sở hữu được pháp luật dân sự quy định tại Điều 221 Bộ luật dân sự 2015. Vậy các căn cứ [...]
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản cho cá nhân tự xây dựng nhà ở
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động [...]