Quy định về dư nợ cho vay và tổng tiền gửi của tổ chức tín dụng
Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi là một trong những tỷ lệ bảo đảm an toàn mà tổ chức tín dụng pháp áp dụng để phòng ngừa rủi ro.
Căn cứ pháp lý:
– Luật tổ chức tín dụng năm 2010
– Luật tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017
– Thông tư 36/2014/TT-NHNN
1.Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi
Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi theo đồng Việt Nam, bao gồm đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ được quy đổi sang đồng Việt Nam (theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố hàng ngày hoặc theo tỷ giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán nếu không có tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố), được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
– LDR: là tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi.
– L: là tổng dư nợ cho vay
– D: là tổng tiền gửi.
>>>Xem thêm Quy định nội bộ mà tổ chức tín dụng ban hành hiện nay
2. Tổng dư nợ cho vay
Tổng dư nợ cho vay bao gồm:
a) Dư nợ cho vay đối với cá nhân, tổ chức (không bao gồm dư nợ cho vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam);
b) Các khoản ủy thác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác cho vay.
>>>Xem thêm Trách nhiệm của thành viên bộ phận kiểm toán nội bộ tổ chức tín dụng
3. Tổng dư nợ cho vay
Tổng dư nợ cho vay được trừ đi:
a) Dư nợ cho vay bằng nguồn ủy thác của Chính phủ, cá nhân và tổ chức khác (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam; ngân hàng mẹ, chi nhánh ở nước ngoài của ngân hàng mẹ);
b) Nguồn vốn vay ở nước ngoài của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nguồn vốn vay ở nước ngoài bao gồm cả nguồn vốn vay của ngân hàng mẹ và các chi nhánh của ngân hàng mẹ ở nước ngoài.
4. Tổng tiền gửi
Tổng tiền gửi bao gồm:
a) Tiền gửi của tổ chức (không bao gồm tiền gửi các loại của Kho bạc Nhà nước, nếu có), tiền gửi của cá nhân; trừ tiền ký quỹ, tiền gửi vốn chuyên dùng của khách hàng;
b) Tiền gửi của ngân hàng mẹ ở nước ngoài, chi nhánh ở nước ngoài của ngân hàng mẹ;
c) Tiền huy động từ phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu.
5. Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi phải duy trì
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính) phải duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi như sau:
a) Ngân hàng thương mại nhà nước: 90%;
b) Ngân hàng hợp tác xã: 80%;
c) Ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài: 80%;
d) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 90%;
– Đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mới thành lập trong 3 (ba) năm đầu tiên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ cụ thể khác với các tỷ lệ nêu trên đối với từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
– Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải thực hiện tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi quy định nếu vốn điều lệ, vốn được cấp còn lại sau khi đầu tư, mua sắm tài sản cố định và góp vốn, mua cổ phần lớn hơn dư nợ cho vay.
>>>Xem thêm Trách nhiệm đối với kiểm toán nội bộ của bộ máy quản trị tổ chức tín dụng
Án lệ 04/2016/AL Về xác định ý chí người vợ khi chuyển nhượng nhà đất
Án lệ 04/2016/AL Về xác định ý chí người vợ khi chuyển nhượng nhà đất Ngày 06 tháng 4 năm 2016, Tòa án nhân dân tối [...]
Chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật dân sự là ai?
Chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật dân sự, tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự là Nhà nước. Cùng Lawkey tìm [...]