Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu xăng dầu
Kinh doanh nhập khẩu xăng dầu là ngành nghề có điều kiên và thương nhân phải được cơ quan có thẩm quyề cấp phép. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu xăng dầu theo quy định mới nhất được cụ thể hóa như thế nào?
Điều kiện kinh doanh nhập khẩu xăng dầu
Thương nhân đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định 83/2014/NĐ-CP và được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 08/2018/NĐ-CP thì được Bộ Công thương cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu xăng dầu:
– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
– Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam, bảo đảm tiếp nhận được tàu chở xăng dầu hoặc phương tiện vận tải xăng dầu khác có trọng tải tối thiểu bảy nghìn tấn (7.000 tấn), thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng từ năm (05) năm trở lên.
– Có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu mười lăm nghìn mét khối (15.000 m3) để trực tiếp nhận xăng dầu từ tàu chở xăng dầu và phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng khác, thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.
– Có phương tiện vận tải xăng dầu nội địa thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.
– Có hệ thống phân phối xăng dầu: Tối thiểu mười (10) cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu của doanh nghiệp, tối thiểu bốn mươi (40) tổng đại lý hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân.
– Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu nhiên liệu bay không bắt buộc phải có hệ thống phân phối xăng dầu nhưng phải có phương tiện tra nạp nhiên liệu bay thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu của thương nhân.
Xem thêm: Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Thành phần hồ sơ
Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận kinh doanh nhập khẩu xăng dầu chuẩn bị 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu theo Mẫu số 1 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh xăng dầu, kèm theo các tài liệu chứng minh;
– Danh sách cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu, danh sách tổng đại lý, đại lý thuộc hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân, kèm theo các tài liệu chứng minh.
Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu xăng dầu
Bộ Công thương thực hiện việc cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu xăng dầu theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 83/2014/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Thương nhân chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo quy định trên và mang nộp hồ sơ về Bộ Công thương.
Bước 2: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.
Bước 3: Trả kết quả
Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu theo Mẫu số 2 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Công Thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Xem thêm: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Đi làm lại khi chưa hết thời gian nghỉ sinh con có được hưởng lương
LƯƠNG CỦA LAO ĐỘNG NỮ ĐI LÀM LẠI KHI CHƯA HẾT THỜI GIAN NGHỈ SINH CON Tóm tắt câu hỏi: Chào Luật sư, Tôi sinh con vào [...]
Điều kiện cấp Giấy phép xây dựng có thời hạn
Điều kiện cấp Giấy phép xây dựng có thời hạn Giấy phép xây dựng có thời hạn là giấy phép xây dựng cấp cho xây [...]