Quy định pháp luật về hoạt động ủy thác của tổ chức tín dụng
Ủy thác là việc một bên giao vốn bằng tiền cho một bên khác để thực hiện hoạt động đối với đối tượng ủy thác, bên ủy thác chịu mọi rủi ro, bên nhận ủy thác được hưởng phí ủy thác.
Căn cứ pháp lý:
– Luật tổ chức tín dụng năm 2010
– Luật tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017
– Thông tư 30/2014/TT-NHNN
– Thông tư 14/2016/TT-NHNN
1.Đối tượng ủy thác
Đối tượng ủy thác là đối tượng được thụ hưởng nguồn vốn ủy thác, bao gồm:
a) Cá nhân, tổ chức, kể cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là khách hàng vay vốn, thuê tài chính;
b) Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng nhận vốn góp, phát hành trái phiếu, cổ phiếu;
c) Dự án sản xuất, kinh doanh.
>>>Xem thêm Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng được diễn ra như thế nào?
2.Nguyên tắc ủy thác
– Ủy thác phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản.
– Bên ủy thác chỉ được ủy thác cho bên nhận ủy thác thực hiện những nội dung ủy thác mà bên ủy thác được thực hiện và được ủy thác theo quy định của pháp luật; bên nhận ủy thác chỉ được nhận ủy thác đối với những nội dung ủy thác mà bên nhận ủy thác được thực hiện và được nhận ủy thác theo quy định của pháp luật.
– Bên nhận ủy thác không được ủy thác lại cho bên thứ ba.
– Việc giao vốn ủy thác phải phù hợp với tiến độ thực hiện nội dung ủy thác.
– Bên nhận ủy thác không được sử dụng vốn ủy thác trái với mục đích, nội dung ủy thác được quy định tại hợp đồng ủy thác.
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ủy thác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức khác phải tính số dư các khoản ủy thác trong các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
– Chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác của ngân hàng mẹ, chi nhánh của ngân hàng mẹ ở nước ngoài để cho vay, mua trái phiếu thực hiện theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài, quản lý ngoại hối và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Các khoản ủy thác bằng ngoại tệ phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và các quy định của pháp luật có liên quan.
– Bên ủy thác là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước đối với số dư ủy thác.
– Bên nhận ủy thác là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước đối với số dư nhận ủy thác.
– Đối với việc ủy thác ra nước ngoài, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được ủy thác cho ngân hàng, công ty quản lý quỹ ở nước ngoài thực hiện một số hoạt động trong phạm vi hoạt động ngoại hối trên thị trường quốc tế của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận vốn ủy thác của tổ chức, cá nhân để thực hiện đầu tư vào dự án sản xuất, kinh doanh, cho thuê tài chính, cho vay phải đảm bảo tại thời điểm ủy thác, bên ủy thác là tổ chức, cá nhân không có dư nợ vay tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
>>>Xem thêm Hồ sơ đề nghị chấp thuận bổ nhiệm Tổng giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Quy định về tổ chức tín dụng là công ty TNHH 1 TV
Tổ chức tín dụng là công ty TNHH 1 TV cũng có những đặc điểm giống với công ty TNHH một thành viên khác, tuy nhiên chủ [...]
Hợp đồng vận chuyển hành khách là gì? theo quy định của pháp luật
Hợp đồng vận chuyển hành khách là gì? Hợp đồng vận chuyển hành khách có những đặc điểm pháp lí đặc trưng nào để [...]