Trình tự chuyển nhượng dự án đầu tư theo quy định của pháp luật
Nhà đầu tư có thể chuyển nhượng dự án đầu tư của mình. Vậy trình tự chuyển nhượng dự án đầu tư theo quy định của pháp luật được cụ thể hóa như thế nào?
Điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư
Pháp luật không cấm việc nhà đầu tư chuyển nhượng dự án. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng chỉ được tiến hành nếu đáp ứng được các điều kiện đưa ra tại khoản 1 Điều 46 Luật đầu tư 2020, bao gồm:
– Không thuộc một trong các trường hợp bị chấm dứt hoạt động dự án đầu tư;
– Tuân thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
– Đáp ứng điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;
– Điều kiện quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có).
Xem thêm: Một số quy định về chuyển nhượng dự án đầu tư theo pháp luật mới nhất
Hồ sơ chuyển nhượng dự án đầu tư
Theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật đầu tư 2020, chủ đầu tư khi thực hiện việc chuyển nhượng dự án đầu tư cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:
– Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
– Hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư;
– Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm chuyển nhượng dự án đầu tư;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư (nếu có);
– Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
– Bản sao một trong các tài liệu sau của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
– Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Trình tự chuyển nhượng dự án đầu tư
Doanh nghiệp sau khi chuẩn bị đày đủ hồ sơ theo quy định trên thì mang nộp tại cơ quan đầu mối thẩm định cấp tỉnh nơi có dự án (đối với dự án khu đô thị mới và dự án nhà ở cơ quan đầu mối thẩm định cấp tỉnh là Sở Xây dựng, đối với dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp cơ quan đầu mối thẩm định do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định).
Cơ quan quản lý nhà nước đầu mối thẩm định cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm định hồ sơ chuyển nhượng dự án trong thời gian 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Sau khi hoàn thành việc thẩm định, cơ quan đầu mối thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định cho phép chuyển nhượng dự án theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Xem thêm: Thủ tục thay đổi nhà đầu tư khi chuyển nhượng dự án đầu tư
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Có được nhận lại toàn bộ số tiền đóng bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc?
Người lao động đã có thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng BHXH một lần nếu sau 01 năm kể từ [...]
Quyền và nghĩa vụ của người tham gia Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là nguồn hỗ trợ tài chính giúp người tham gia khắc phục những khó khăn về kinh tế khi bất ngờ ốm đau, [...]