Loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Thực tiễn hiện nay cho thấy, số lượng nhà đầu tư nước ngoài vào thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam tương đối phổ biến. Vậy loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mà các nhà đầu tư cần chú ý là gì?
Luật đầu tư 2014 cũng như Luật doanh nghiệp 2014 không có sự phân biệt nhà đầu tư trong nước hay hà đầu tư nước ngoài trong việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp để kinh doanh. Chính vì vậy, nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp dưới đây:
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Ngoài ra, doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Lưu ý, mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty nhanh giá rẻ tại Hà Nội
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Đây là một trong những loại hình doanh nghiệp được khá nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước chú ý đến. Luật doanh nghiệp 2014 đưa ra hai loại hình trong công ty trách nhiệm hữu hạn đó là: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên. Trong đó:
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:
– Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;
– Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
– Phần vốn góp của thành viên có thể được chuyển nhượng theo quy định.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và không được quyền phát hành cổ phần.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn trọn gói
Công ty cổ phần
Một trong những loại hình được khá nhiều nhà đầu tư quan tâm và lựa chọn đó là công ty cổ phần. Pháp luật về doanh nghiệp quy định đê thành lập công ty cổ phần thì phải có ít nhất là 03 cổ đông và không giới hạn số lượng tối đa.
Mỗi cổ đông sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp và được tự do chuyển nhượng cổ phần trong khuôn khổ của pháp luật.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty cổ phần trọn gói uy tín
Công ty hợp danh
Để thành lập công ty hợp danh, nhà đầu tư phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.
Lưu ý là thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty trong khi thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Xem thêm: Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Trên đây là các loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mà các nhà đầu tư có thể lựa chọn để thành lập. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Điều kiện để thực hiện tách thửa hợp thửa đất
Việc tách thửa hợp thửa đất cần đáp ứng những điều kiện gì theo quy định pháp luật? Căn cứ quy định tại Điều [...]
Giao dịch dân sự do người chưa thành niên xác lập có hiệu lực không?
Giao dịch dân sự do người chưa thành niên xác lập có hiệu lực không? Người chưa thành niên có tự mình thực hiện giao [...]