Chế độ báo cáo của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và báo cáo hoạt động nghiệp vụ định kỳ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Căn cứ pháp lý:
– Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
– Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017
– Nghị định 93/2017/NĐ-CP
– Thông tư 16/2018/TT-BTC
1.Nội dung báo cáo, mẫu biểu báo cáo, kỳ báo cáo, thời hạn gửi báo cáo, nơi nhận báo cáo
– Báo cáo kế hoạch tài chính năm: Tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ và tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn Điều lệ gửi báo cáo cáo kế hoạch tài chính năm.
– Báo cáo tài chính, bao gồm:
a) Bảng cân đối kế toán giữa niên độ, năm;
b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ, năm;
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ, năm;
d) Thuyết minh báo cáo tài chính giữa niên độ, năm;
đ) Báo cáo khác, gồm:
+ Bảng cân đối tài Khoản kế toán tháng;
+ Báo cáo một số chỉ tiêu an toàn tài chính năm;
+ Báo cáo tình hình thu nhập của người quản lý, cán bộ, công nhân viên năm.
Báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về chế độ báo cáo tài chính đối với tổ chức tín dụng; riêng Báo cáo một số chỉ tiêu an toàn tài chính và Báo cáo tình hình thu nhập của người quản lý, cán bộ, công nhân viên tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định pháp luật liên quan.
– Thời hạn gửi báo cáo:
a) Thời hạn gửi báo cáo kế hoạch tài chính năm.
b) Thời hạn gửi báo cáo tháng: chậm nhất là ngày 10 của tháng kế tiếp.
c) Thời hạn gửi báo cáo tài chính giữa niên độ chậm nhất là ngày 30 tháng đầu của quý kế tiếp.
d) Thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chưa kiểm toán chậm nhất là 180 ngày đối với tổ chức tín dụng nước ngoài và 90 ngày đối với các tổ chức tín dụng khác kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
đ) Thời hạn gửi báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán kèm theo kết luận của tổ chức kiểm toán độc lập (báo cáo kiểm toán): ngay sau khi kết thúc kiểm toán.
e) Nếu ngày cuối cùng của thời hạn gửi báo cáo tài chính là ngày lễ, ngày Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần thì ngày nộp báo cáo tài chính chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày đó.
– Nơi nhận báo cáo:
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi báo cáo tài chính cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để chủ trì giám sát việc thực hiện chế độ tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; đồng thời gửi Bộ Tài chính.
2. Phương thức báo cáo
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước thực hiện gửi báo cáo cho Bộ Tài chính theo các phương thức sau:
– Báo cáo bằng văn bản:
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện báo cáo bằng văn bản báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán đối với các báo cáo.
– Báo cáo điện tử:
a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện báo cáo điện tử đối với các báo cáo.
b) Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện kết nối với Bộ Tài chính thông qua Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính để gửi báo cáo tài chính điện tử về Bộ Tài chính theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính.
c) Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đủ Điều kiện kết nối mạng truyền tin với Bộ Tài chính thì gửi file báo cáo qua vật mang tin hoặc gửi báo cáo bằng văn bản cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính) để thực hiện cập nhật dữ liệu báo cáo.
d) Trường hợp hệ thống truyền dữ liệu có sự cố, các đơn vị báo cáo phải gửi file báo cáo được lưu trên vật mang tin hoặc gửi báo cáo bằng văn bản cho Bộ Tài chính.
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm báo cáo kịp thời bằng văn bản với Ngân hàng Nhà nước trong các trường hợp sau đây:
a) Phát sinh diễn biến không bình thường trong hoạt động nghiệp vụ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Có thay đổi về tổ chức, quản trị, điều hành, tình hình tài chính của cổ đông lớn và các thay đổi khác có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
– Công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng có trách nhiệm gửi báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động của mình cho Ngân hàng Nhà nước khi được yêu cầu.
– Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gửi Ngân hàng Nhà nước các báo cáo hằng năm theo quy định của pháp luật.
– Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với Ngân hàng Nhà nước khi tổ chức tín dụng nước ngoài có thay đổi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, thanh lý, phá sản, giải thể;
b) Đổi tên, chuyển trụ sở chính;
c) Thay đổi cổ đông lớn, Hội đồng quản trị, ban điều hành;
d) Thay đổi bất thường có ảnh hưởng lớn đến tổ chức, hoạt động.
>>>Xem thêm Giới hạn góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng
Tổng quan thuế GTGT trong doanh nghiệp
Với tầm quan trọng của thuế Giá trị gia tăng, các doanh nghiệp luôn đặt sự lưu tâm nghĩa vụ đối với loại thuế này, [...]
Lương làm thêm giờ có phải đóng thuế thu nhập cá nhân
Lương làm thêm giờ có phải đóng thuế thu nhập cá nhân Tóm tắt câu hỏi: Chào luật sư, cho tôi hỏi tôi có làm thêm giờ [...]