Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoại sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng
Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Vậy nhà đầu tư nước ngoài có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài tương tự như các cổ đông khác của tổ chức tín dụng cổ phần nhưng có một số đặc trưng do có yếu tố nước ngoài.
Căn cứ pháp lý:
– Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
– Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017
– Nghị định 01/2014/NĐ-CP
1.Quyền của nhà đầu tư nước ngoài
– Có đầy đủ quyền của cổ đông theo quy định của pháp luật Việt Nam, Điều lệ của tổ chức tín dụng cổ phần mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần và thỏa thuận phù hợp với pháp luật Việt Nam trong hợp đồng mua, bán cổ phần giữa nhà đầu tư nước ngoài với tổ chức tín dụng Việt Nam.
– Được chuyển ra nước ngoài các khoản thu nhập từ đầu tư, mua cổ phần, các khoản thu từ chuyển nhượng cổ phần sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Được tham gia hoặc cử người đại diện tham gia Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Người điều hành của tổ chức tín dụng cổ phần theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng cổ phần mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần và quy định của pháp luật Việt Nam.
– Được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
>>>Xem thêm Nhà đầu tư nước ngoài có được mua cổ phần của tổ chức tín dụng?
2. Nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài
– Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của cổ đông theo quy định của pháp luật Việt Nam, Điều lệ của tổ chức tín dụng Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần và thỏa thuận phù hợp với pháp luật Việt Nam trong hợp đồng mua, bán cổ phần giữa nhà đầu tư nước ngoài với tổ chức tín dụng Việt Nam.
– Bảo đảm và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn mua cổ phần, tính hợp lệ của hồ sơ mua cổ phần và tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Báo cáo đầy đủ thông tin và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin về người có liên quan đang sở hữu cổ phần, thông tin về sở hữu cổ phần thông qua người có liên quan và thông qua ủy thác đầu tư tại tổ chức tín dụng Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua cổ phần.
– Chuyển đủ số vốn đã đăng ký mua cổ phần tại tổ chức tín dụng Việt Nam theo thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán cổ phần giữa nhà đầu tư nước ngoài với tổ chức tín dụng Việt Nam và phù hợp với quy định của pháp luật.
– Nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của mình tại tổ chức tín dụng Việt Nam cho tổ chức, cá nhân khác trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ thời điểm trở thành nhà đầu tư chiến lược của tổ chức tín dụng Việt Nam ghi trong văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
– Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của một tổ chức tín dụng Việt Nam không được chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác trong thời hạn tối thiểu 3 năm kể từ thời điểm sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng đó.
– Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng cổ phần yếu kém được cơ cấu lại phải xây dựng Phương án mua cổ phần và cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
– Tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối của Việt Nam.
>>>Xem thêm Điều kiện sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức tín dụng
Thủ tục cấp giấy phép của ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mại được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần. Vậy [...]
Hợp đồng đối tác công tư là gì theo quy định của pháp luật?
Hợp đồng đối tác công tư được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực đầu tư. Tuy nhiên, có rất ít người hiểu rõ về [...]