Một số lưu ý khi thiết lập sàn giao dịch thương mại điện tử
Sàn giao dịch điện tử là một thị trường điện tử với vai trò là cầu nối giữa người mua và người bán. Dưới đây là một số lưu ý khi thiết lập sàn giao dịch thương mại điện tử mà thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu nên biết.
Hình thức hoạt động của sàn giao dịch điện tử
Thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập sàn giao dịch thương mại điện tử phải tiến hành đăng ký với Bộ Công thương dưới một trong các hình thức hoạt động được quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, bao gồm:
– Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ;
– Website có chuyên mục mua bán trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ;
– Website cho phép người tham gia được lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ;
– Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.
Xem thêm: Những điều cần biết khi thiết lập Website thương mại điện tử bán hàng
Quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử
Quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử phải được thể hiện trên trang chủ của website. Quy chế bao gồm các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định 52/2013/NĐ-CP:
– Quyền và nghĩa vụ của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử;
– Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên trong các giao dịch được thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
– Mô tả quy trình giao dịch đối với từng loại giao dịch có thể tiến hành trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
– Hoạt động rà soát và thẩm quyền xử lý của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi phát hiện các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch;
– Giới hạn trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử trong những giao dịch thực hiện trên sàn;
– Các quy định về an toàn thông tin, quản lý thông tin trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
– Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử;
– Cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa các bên liên quan đến giao dịch tiến hành trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
– Biện pháp xử lý với các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
– Biện pháp xử lý vi phạm đối với những người không tuân thủ quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử.
Xem thêm: Những hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử
Thiết lập sàn giao dịch thương mại điện tử
Thương nhân, tổ chức tiến hành đăng ký trực tuyến với Bộ Công Thương về việc thiết lậpsàn giao dịch thương mại điện tử sau khi website đã được hoàn thiện với đầy đủ cấu trúc, tính năng và thông tin theo đề án cung cấp dịch vụ, đã hoạt động tại địa chỉ tên miền được đăng ký và trước khi chính thức cung cấp dịch vụ đến người dùng.
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
– Đơn đăng ký thiết lập sàn giao dịch thương mại điện tử;
– Bản sao có chứng thực quyết định thành lập (đối với tổ chức), giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư (đối với thương nhân);
– Đề án cung cấp dịch vụ;
– Quy chế quản lý hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử;
– Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ, các điều kiện giao dịch chung, nếu có;
– Các tài liệu khác do Bộ Công Thương quy định.
Xem thêm: Một số lưu ý khi kinh doanh ứng dụng trên thiết bị di động
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Một số lưu ý khi thiết lập sàn giao dịch thương mại điện tử” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Quy định về mua sắm tập trung theo Luật đấu thầu 2013
Mua sắm tập trung là cách tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu thông qua đơn vị mua sắm tập trung. Bài [...]
Quy định về góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của Hợp tác xã
Pháp luật quy định về góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của Hợp tác xã được thực hiện như thế nào? Bài [...]