Thủ tục duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích
Hồ sơ, lệ phí duy trì văn bằng bảo hộ được quy định như thế nào? Thủ tục duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích được thực hiện ra sao?
Duy trì văn bằng bảo hộ
Bằng độc quyền Sáng chế có hiệu lực kể từ ngày cấp kéo dài đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn/ngày nộp đơn quốc tế. Hiệu lực bảo hộ cần được duy trì hàng năm.
Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích có hiệu lực kể từ ngày cấp kéo dài đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn/ngày nộp đơn quốc tế. Hiệu lực bảo hộ cần được duy trì hàng năm.
Để được duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ, trong vòng 06 tháng trước khi kết thúc kỳ hạn hiệu lực chủ văn bằng bảo hộ phải nộp yêu cầu duy trì hiệu lực, Đơn duy trì hiệu lực có thể nộp muộn nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp thêm lệ phí duy trì hiệu lực muộn.
Xem thêm: Sáng chế được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện nào?
Quy định về sáng chế và bảo hộ sáng chế theo pháp luật hiện hành
Hồ sơ
Hồ sơ đề nghị duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích được chuẩn bị theo quy định của Thông tư 16/2016/TT-BKHCN. Bao gồm:
– Tờ khai yêu cầu duy trì hiệu lực (theo mẫu 02-GH/DTVB tại Phụ lục C của Thông tư 01);
– Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;
– Tài liệu khác (nếu cần).
Trình tự, thủ tục thực hiện
Cá nhân, tổ chức có yêu cầu chuẩn bị hồ sơ theo quy định trên và nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Cục Sở hữu trí tuệ xem xét yêu cầu duy trì hiệu lực trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu và các khoản phí, lệ phí của người yêu cầu.
♦ Trường hợp hồ sơ hợp lệ:
Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sáng chế, ra thông báo về việc duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
♦ Trường hợp có thiếu sót hoặc không hợp lệ:
Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo và ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để người yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối.
Nếu kết thúc thời hạn đã ấn định mà người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ.
Xem thêm: Thủ tục tách đơn đăng ký sáng chế theo quy định mới nhất
Chi phí duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ
Theo Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp quy định tại Thông tư 263/2016/TT-BTC, mức phí, lệ phí nộp duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích như sau:
+ Lệ phí duy trì hiệu lực: 100.000 đồng/điểm
+ Lệ phí duy trì hiệu lực muộn: 10% lệ phí duy trì/mỗi tháng nộp muộn
+ Phí thẩm định yêu cầu duy trì: 160.000 đồng/VBBH
+ Phí sử dụng VBBH (theo năm):
Năm 1 -2: 300.000 đồng/năm/điểm
Năm 3-4: 500.000 đồng/năm/điểm
Năm 5-6: 800.000 đồng/năm/điểm
Năm 7-8: 1.200.000 đồng/năm/điểm
Năm 9-10: 1.800.000 đồng/năm/điểm
Năm 11-13: 2.500.000 đồng/năm/điểm
Năm 14-16: 3.300.000 đồng/năm/điểm
Năm 17-20: 4.200.000 đồng/năm/điểm
+ Phí công bố Thông báo ghi nhận duy trì: 120.000 đồng/đơn
+ Phí đăng bạ thông tin duy trì hiệu lực: 120.000 đồng/VBBH.
Xem thêm: Mức thu phí và lệ phí đăng ký sáng chế theo quy định mới nhất
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Thủ tục duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
03 đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả
Những đối tượng nào không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả? Những loại hình tác phẩm nào được bảo hộ quyền [...]
Sự tương tự gây nhầm lẫn của nhãn hiệu
Không phải nhãn hiệu nào khi nộp đơn đăng ký cũng được bảo hộ. Một trong số những lý do là sự tương tự gây nhầm [...]