Quản lý quỹ bình ổn tỷ giá trong dự trữ ngoại hối chính thức
Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng là một trong các hình thức của dự trữ ngoại hối chính thức. Vậy quản lý quỹ bình ổn tỷ giá trong dự trữ ngoại hối chính thức như thế nào?
1.Phạm vi sử dụng Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng
Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng được sử dụng để:
– Can thiệp thị trường ngoại tệ và vàng trong nước.
– Đầu tư trên thị trường quốc tế, không bao gồm hoạt động ủy thác đầu tư.
– Thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh.
– Điều chuyển và hoán đổi ngoại hối với Quỹ dự trữ ngoại hối.
– Bán hoặc tạm ứng ngoại tệ cho các nhu cầu ngoại hối phát sinh từ các nghiệp vụ tác nghiệp, quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
– Bán ngoại tệ cho ngân sách nhà nước theo phương án cân đối ngoại tệ đã được phê duyệt.
>>>Xem thêm Quản lý dự trữ ngoại hối chính thức của Ngân hàng nhà nước
2. Hạn mức ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng và việc điều chuyển ngoại hối giữa Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng và Quỹ dự trữ ngoại hối
– Hạn mức ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ.
– Căn cứ hạn mức ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định và tình hình thị trường ngoại tệ và vàng trong nước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định mức ngoại tệ tối đa để mua vàng trên thị trường quốc tế của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng trong từng thời kỳ.
– Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc điều chuyển ngoại hối từ Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng sang Quỹ dự trữ ngoại hối khi số dư Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng vượt hạn mức đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định.
– Trong trường hợp số dư ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng không đáp ứng được yêu cầu can thiệp thị trường trong nước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chuyển ngoại hối từ Quỹ dự trữ ngoại hối sang Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng.
3. Can thiệp thị trường trong nước
– Căn cứ mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia và tình hình biến động tỷ giá và giá vàng trên thị trường trong nước, Ngân hàng Nhà nước xây dựng cơ chế can thiệp thị trường trong nước trong từng thời kỳ.
– Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định phương án can thiệp cụ thể, bao gồm:
+ Thời điểm can thiệp;
+ Loại ngoại tệ, số lượng ngoại tệ và khối lượng vàng can thiệp;
+ Tỷ giá và giá vàng can thiệp;
+ Hình thức can thiệp bao gồm mua, bán, hoán đổi ngoại tệ và vàng;
+ Đối tác thực hiện can thiệp;
+ Việc chuyển đổi từ vàng tiêu chuẩn quốc tế sang vàng khác và ngược lại khi cần thiết;
+ Các nội dung khác có liên quan,
4. Mua, bán vàng trên thị trường quốc tế phục vụ can thiệp thị trường trong nước
– Căn cứ cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng, nhu cầu vàng để can thiệp thị trường trong từng thời kỳ, khối lượng vàng đã sử dụng can thiệp, yêu cầu an ninh quốc gia, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc mua, bán vàng trên thị trường quốc tế phục vụ can thiệp thị trường vàng trong nước.
– Tiêu chuẩn lựa chọn đối tác mua, bán vàng trên thị trường quốc tế phục vụ can thiệp thị trường trong nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
>>>Xem thêm Xác định giá mua/giá bán giấy tờ có giá trong nghiệp vụ thị trường mở
Những việc doanh nghiệp cần làm khi chấm dứt hợp đồng lao động
Chấm dứt hợp đồng lao động có thể do hết thời hạn hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng,… Những việc doanh [...]
Mức thu lệ phí đăng ký cư trú theo Thông tư 75/2022/TT-BTC
Mức thu lệ phí đăng ký cư trú theo Thông tư 75 là bao nhiêu? Việc kê khai, thu, nộp lệ phí thực hiện như thế nào? Hãy cùng [...]