Vụ kiểm toán nội bộ Ngân hàng nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Vụ Kiểm toán nội bộ là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm toán nội bộ mọi hoạt động tại các đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước.
1.Nhiệm vụ của Vụ kiểm toán nội bộ
– Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm và thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ theo kế hoạch đã được Thống đốc phê duyệt, đảm bảo chất lượng, hiệu quả;
– Thực hiện kiểm toán, đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với tất cả các đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước phù hợp với kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt hoặc theo yêu cầu của Thống đốc dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động Ngân hàng Nhà nước của các đơn vị;
– Đánh giá về tính đầy đủ, hợp lý, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán;
– Kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục những sai sót; kiến nghị xử lý các vi phạm; đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. Theo dõi, giám sát tình hình thực hiện các kiến nghị của kiểm toán nội bộ cũng như kiến nghị của các đoàn kiểm toán bên ngoài đối với tất cả các đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước;
– Phát triển, chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện phương pháp kiểm toán và phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ để cập nhật theo kịp sự phát triển của hoạt động ngân hàng và phù hợp với thông lệ quốc tế;
– Thiết lập hồ sơ về trình độ năng lực và các yêu cầu đối với kiểm toán viên nội bộ để làm cơ sở tuyển dụng, đề bạt, luân chuyển cán bộ và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Lập kế hoạch và tổ chức đào tạo nhằm nâng cao và đảm bảo năng lực chuyên môn cho kiểm soát viên, kiểm toán viên nội bộ;
– Duy trì việc tham vấn, trao đổi thường xuyên với tổ chức kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, nhằm đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả; là đơn vị điều phối, phối hợp với các cơ quan có liên quan đối với những công việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ;
– Tư vấn cho Thủ trưởng các đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước trong việc áp dụng mới hoặc sửa đổi những quy trình nghiệp vụ quan trọng; quy trình nhận dạng, đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro; hệ thống thông tin, hạch toán, kế toán với điều kiện không ảnh hưởng tới tính độc lập của kiểm toán nội bộ.
2. Quyền hạn của Vụ kiểm toán nội bộ
– Được trang bị đầy đủ các nguồn lực (nhân lực, tài chính và các phương tiện cần thiết khác);
-Được chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình theo kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt;
– Được cung cấp đầy đủ, kịp thời tất cả các thông tin, tài liệu, hồ sơ cần thiết phục vụ công tác kiểm toán nội bộ. Yêu cầu đơn vị được kiểm toán báo cáo, giải trình (nếu cần thiết);
– Được tiếp cận tài liệu, hồ sơ và các tài liệu khác của đơn vị được kiểm toán để thực hiện mục tiêu kiểm toán;
– Được tiếp cận và phỏng vấn tất cả các cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị được kiểm toán về các vấn đề liên quan đến nội dung kiểm toán;
– Được tham dự và xem xét các biên bản họp của Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước có liên quan đến công việc của kiểm toán nội bộ;
– Được giám sát, đánh giá và theo dõi các hoạt động sửa chữa, khắc phục, hoàn thiện của lãnh đạo các đơn vị, bộ phận đối với các vấn đề mà kiểm toán nội bộ đã kiến nghị và khuyến nghị;
– Được tham gia các khóa đào tạo, khảo sát trong nước và ngoài nước nhằm nâng cao năng lực của kiểm toán nội bộ.
>>>Xem thêm Kế hoạch kiểm toán nội bộ Ngân hàng nhà nước
Tổng rà soát, kiểm tra PCCC tại chung cư, nhà trọ trong toàn quốc trước ngày 15/11/2023
Ngày 15/9/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 825/CĐ-TTg về triển khai thực hiện chỉ đạo của đồng chí Tổng [...]
Phúc khảo là gì?
Phúc khảo là gì? Quy định pháp luật về chấm phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới [...]