Kế hoạch tài chính 5 năm là gì?
Kế hoạch tài chính 5 năm là kế hoạch tài chính được lập trong thời hạn 05 năm cùng với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm.
1.Kế hoạch tài chính 5 năm là gì?
– Kế hoạch tài chính 5 năm xác định mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể về tài chính – ngân sách nhà nước; các định hướng lớn về tài chính, ngân sách nhà nước; số thu và cơ cấu thu nội địa, thu dầu thô, thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; số chi và cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi trả nợ, chi thường xuyên; định hướng về bội chi ngân sách; giới hạn nợ nước ngoài của quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; các giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch.
– Mục đích sử dụng:
+ Thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, ngành, lĩnh vực và địa phương; cân đối, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính công và ngân sách nhà nước trong trung hạn; thúc đẩy việc công khai, minh bạch ngân sách nhà nước;
+ Làm cơ sở để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước;
+ Định hướng cho công tác lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm.
– Kế hoạch tài chính 5 năm gồm kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia và kế hoạch tài chính 5 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực ngân sách nhà nước
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc thiếu trách nhiệm làm thiệt hại đến nguồn thu ngân sách nhà nước.
– Thu sai quy định của các luật thuế và quy định khác của pháp luật về thu ngân sách; phân chia sai quy định nguồn thu giữa ngân sách các cấp; giữ lại nguồn thu của ngân sách nhà nước sai chế độ; tự đặt ra các khoản thu trái với quy định của pháp luật.
– Chi không có dự toán, trừ trường hợp quy định tại Điều 51 của Luật này; chi không đúng dự toán ngân sách được giao; chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi, không đúng mục đích; tự đặt ra các khoản chi trái với quy định của pháp luật.
– Quyết định đầu tư chương trình, dự án có sử dụng vốn ngân sách không đúng thẩm quyền, không xác định rõ nguồn vốn để thực hiện.
– Thực hiện vay trái với quy định của pháp luật; vay vượt quá khả năng cân đối của ngân sách.
– Sử dụng ngân sách nhà nước để cho vay, tạm ứng, góp vốn trái với quy định của pháp luật.
– Trì hoãn việc chi ngân sách khi đã bảo đảm các điều kiện chi theo quy định của pháp luật.
– Hạch toán sai chế độ kế toán nhà nước và mục lục ngân sách nhà nước.
– Lập, trình dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước chậm so với thời hạn quy định.
– Phê chuẩn, duyệt quyết toán ngân sách nhà nước sai quy định của pháp luật
– Xuất quỹ ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước mà khoản chi đó không có trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định, trừ trường hợp tạm cấp ngân sách và ứng trước dự toán ngân sách năm sau .
– Các hành vi bị cấm khác trong lĩnh vực ngân sách nhà nước theo quy định của các luật có liên quan.
>>>Xem thêm Ngân sách nhà nước được quán lý như thế nào? Quỹ dự trữ tài chính là gì?
Cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài theo quy định
LawKey gửi tới bạn đọc những nội dung cần biết vê trình tự, thủ tục xin cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật [...]
Quy định về việc viết hoa khi trình bày văn bản hành chính
Quy định về việc viết hoa khi trình bày văn bản hành chính Viết hoa thế nào cho đúng? Hầu như ai cũng ý thức được tầm [...]