Hệ thống ngân sách nhà nước là gì?
Hệ thống ngân sách nhà nước là tổng thể các cấp ngân sách gắn bó hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu chi ngân sách nhà nước.
1.Hệ thống ngân sách nhà nước là gì?
– Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
– Hệ thống ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương
2.Phân cấp hệ thống Ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
2.1.Ngân sách trung ương
– Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.
– Ngân sách trung ương gồm các đơn vị dự toán của các cơ quan trung ương (Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ. Tổ chức xã hội thuộc trung ương, tổ chức đoàn thể trung ương,…).
2.2. Ngân sách địa phương
– Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.
– Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương, trong đó:
+ Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách của các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
+ Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương , bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách của các xã, phường, thị trấn;
+ Ngân sách các xã, phường, thị trấn .
3.Nguyên tắc tổ chức Hệ thống ngân sách nhà nước
Hệ thống ngân sách nhà nước ta phải dựa trên 2 nguyên tắc sau đây:
– Nguyên tắc thống nhất và tập trung dân chủ
+Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.
+ Toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán, tổng hợp đầy đủ vào ngân sách nhà nước.
+ Các khoản thu ngân sách thực hiện theo quy định của các luật thuế và chế độ thu theo quy định của pháp luật.
+ Các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Ngân sách các cấp, đơn vị dự toán ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách không được thực hiện nhiệm vụ chi khi chưa có nguồn tài chính, dự toán chi ngân sách làm phát sinh nợ khối lượng xây dựng cơ bản, nợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên.
– Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp giữa cấp ngân sách với cấp chính quyền nhà nước
+ Ngân sách trung ương, ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể.
+ Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia, hỗ trợ địa phương chưa cân đối được ngân sách và hỗ trợ các địa phương theo quy định.
+ Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những nhiệm vụ chi được giao. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn.
+ Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp; việc quyết định đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách phải bảo đảm trong phạm vi ngân sách theo phân cấp.
>>>Xem thêm Phạm vi ngân sách nhà nước là gì?
Thủ tục cấp chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi
Hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi bao gồm những giấy tờ nào? Thủ tục cấp chứng nhận tham [...]
Nộp lại Căn cước công dân khi nào?
Khi nào công dân phải nộp lại Căn cước công dân cho cơ quan công an có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hiện hành? [...]