Độ tuổi nghỉ hưu theo quy định dự thảo Bộ luật lao động 2019
Độ tuổi nghỉ hưu theo quy định dự thảo Bộ luật lao động 2019 có điểm khác biệt so với Bộ luật lao động 2012 sẽ chính thức có hiệu lực pháp luật kể từ ngày 01/01/2020. Cụ thể như sau:
Theo quy định tại Điều 187 Bộ luật lao động 2012, người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Và trong một số trường hợp thì người lao động sẽ được nghỉ hưu trước tuổi sớm hơn.
Tuy nhiên, trong dự thảo Bộ luật lao động 2012 đã được thông qua, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động sẽ được tăng lên theo lộ trình cụ thể.
Điều 169 Bộ luật lao động 2019 nêu rõ: Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
Đặc biệt:
– Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định trên tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định trên tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Xem thêm: Chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động đã nghỉ hưu
Hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động đã nghỉ hưu
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Độ tuổi nghỉ hưu theo quy định dự thảo Bộ luật lao động 2019” gửi đến bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân Tranh chấp lao động mang lại nhiều phiền toái cho người sử [...]
Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện gì? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết [...]