Quy định mới về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Quy định mới về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong dự thảo Bộ luật lao động 2019 sẽ chính thức có hiệu lực pháp luật kể từ ngày 01/01/2021. Cụ thể:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
Bộ luật lao động 2019 mở rộng hơn các trường hợp được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động. Ngoài 04 trường hợp quy định hiện hành thì người sử dụng lao động sẽ được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp tại khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019:
– Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
– Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
– Người lao động cung cấp không trung thực về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.
Việc đảm bảo thời hạn báo trước là cần thiết nhưng người sử dụng lao động sẽ không phải báo trước cho người lao động được biết khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp:
– Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
– Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.
Xem thêm: Người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
Một trong những điểm mới phải nhắc đến của Bộ luật lao động 2019 so với Bộ luật lao động 2012 đó là quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động và người sử dụng lao động. Cụ thể:
Kể từ ngày 01/01/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực pháp luật, người lao động hoàn toàn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần lý do nhưng vẫn phải đảm bảo về thời hạn báo trước
Bên cạnh đó, pháp luật cho phép người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
– Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp người lao động phải chuyển đến nơi làm việc khác so với hợp đồng lao động vì lý do chính đáng;
– Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp bất khả kháng;
– Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
– Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
– Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc;
– Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
– Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Xem thêm: Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?
Bồi thường chi phí đào tạo khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Những điều cần biết về thông báo chấm dứt hợp đồng lao động năm 2024
Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động hiện nay được quy định cụ thể tại Bộ luật Lao động 2019. Hãy cùng LawKey tìm [...]
Những quyền lợi chỉ áp dụng với lao động nữ
NHỮNG QUYỀN LỢI CHỈ ÁP DỤNG VỚI LAO ĐỘNG NỮ Nhà nước luôn quan tâm đến việc ban hành các chế độ, chính sách để [...]