Quy định về thời gian thử việc mới nhất theo bộ luật lao động
Thử việc là giai đoạn quan trọng quyết định đến sự hợp tác giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ). Năng lực của NLĐ sẽ được phản ánh khá chính xác qua giai đoạn này. Sau đây là các quy định về thời gian thử việc giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Thứ nhất, về giao kết hợp đồng thử việc:
Điều 26 Bộ luật lao động năm 2012, Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.
Nội dung của hợp đồng thử việc gồm:
+ Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
+ Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
+ Công việc và địa điểm làm việc;
+ Thời hạn của hợp đồng lao động;
+ Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
+ Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
+ Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.
Lưu ý, trường hợp nếu người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.
Thứ hai, về thời gian thử việc:
Điều 27 Bộ luật lao động năm 2012, thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
- Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.
Lưu ý, trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.
Thứ ba, về tiền lương trong thời gian thử việc:
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Xem thêm: Những điểm cần lưu ý khi giao kết hợp đồng thử việc
Thứ tư, về kết quả trong thời gian thử việc:
Điều 7 Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 quy định về nội dung này như sau:
Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.
Khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động quy định tại Khoản 3 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.
Trên đây là nội dung các quy định của pháp luật về thời gian thử việc giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nếu có thắc mắc xin vui lòng liên hệ Lawkey để được giải đáp.
Trách nhiệm của NSDLĐ với NLĐ bị tai nạn lao động là gì?
Trong quá trình làm việc, người lao động (NLĐ) không thể tránh khỏi việc bị tai nạn lao động. Vậy trách nhiệm của NSDLĐ [...]
Trình tự đình công theo đúng quy định của pháp luật
Đình công là một biện pháp mạnh mẽ để người lao động đòi hỏi lợi ích về cho mình. Dưới đây là trình tự đình [...]