Văn phòng đại diện và chi nhánh có gì giống và khác nhau?
Việc thành lập văn phòng đại diện hay chi nhánh vẫn khiến nhiều doanh nghiệp phân vân nên lữa chọn loại hình nào tốt hơn. Vậy 2 loại hình này có gì giống và khác nhau?
1. Khái niệm Văn phòng đại diện và chi nhánh
Điều 45 Luật doanh nghiệp năm 2014, nêu rõ:
- Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
- Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Xem thêm: Chi nhánh và địa điểm kinh doanh khác nhau như thế nào?
2. Sự giống nhau giữa Văn phòng đại diện và chi nhánh
- Đều là đơn vị phụ thuộc của một doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014;
- Tên doanh nghiệp đều được gắn tại chi nhánh và văn phòng đại diện;
- Không có tư cách pháp nhân;
- Hoạt động nhân danh chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức đó;
- Hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện phải phù hợp với nội dung hoạt động của doanh nghiệp;
- Các nguyên tắc đặt tên là giống nhau theo quy định tại Điều 41 Luật doanh nghiệp 2014;
- Doanh nghiệp có thể thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong lẫn ngoài nước theo quy định tại Điều 46 Luật doanh nghiệp 2014.
3. Sự khác nhau Văn phòng đại diện và chi nhánh
Văn phòng đại diện:
Văn phòng đại diện hoạt động theo khu vực, có thể ngoài phạm vị lãnh thổ quốc gia, tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, tổ chức.
Văn phòng đại diện không được thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến doanh nghiệp mẹ.
Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh nên không phải nộp thuế môn bài.
Văn phòng đại diện phải nộp hồ sơ khai thuế đối với những sắc thuế Văn phòng đại diện phát sinh phải nộp hoặc phải nộp thay; các sắc thuế không phát sinh, Văn phòng đại diện không phải nộp hồ sơ khai thuế.
Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh, chỉ có thể thực hiện được chức năng là địa điểm theo ủy quyền của doanh nghiệp.
- Chi nhánh:
Chi nhánh của doanh nghiệp, được tổ chức và hoạt động trong phạm vi ranh giới quốc gia,có thể thành lập trong cùng hoặc khác tỉnh.
Được thực hiện các công việc, nghiệp vụ như chức năng của doanh nghiệp mẹ.
Phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy đinh pháp luật, và các khoản thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp.
Được thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng kinh doanh và chức năng đại diện theo quyền.
Trên đây là một số điểm giống và khác nhau cơ bản giữa văn phòng đại diện và chi nhánh, nếu còn thắc mắc vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.
Công ty có thể nợ lương nhân viên trong bao lâu theo quy định pháp luật?
Việc kinh doanh của các doanh nghiệp không phải khi nào cũng thuận lợi. Điều này dẫn tới tình trạng trả chậm lương cho nhân [...]
Những điều cần lưu ý khi đăng ký thành lập Công ty TNHH một thành viên
Những điều cần lưu ý khi đăng ký thành lập Công ty TNHH một thành viên Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, Công ty trách [...]