Một số quy định về lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên
Lựa chọn nhà thầu luôn là một trong những vấn đề quan trọng của mỗi gói thầu và đối với mua sắm thường xuyên cũng không ngoại lệ. Dưới đây là một số quy định về lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên cần được lưu ý.
Các hình thức lựa chọn nhà thầu
Căn cứ dự toán chi ngân sách hàng năm, dự toán bổ sung trong năm được cơ quan có thẩm quyền giao và Quyết định mua sắm tài sản của cấp có thẩm quyền, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị áp dụng một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu sau:
– Đấu thầu rộng rãi;
– Đấu thầu hạn chế;
– Chỉ định thầu;
– Mua sắm trực tiếp;
– Chào hàng cạnh tranh;
– Tự thực hiện;
– Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 58/2016/TT-BTC, đối với các gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đủ điều kiện để áp dụng các hình thức mua sắm không phải đấu thầu; nếu cơ quan, đơn vị thấy cần thiết phải tổ chức đấu thầu để bảo đảm mục tiêu quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước thì tổ chức thực hiện đấu thầu rộng rãi theo quy định và báo cáo cấp có thẩm quyền về kết quả mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ.
Xem thêm: Mua sắm thường xuyên và quy định về điều kiện áp dụng
Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Sau khi quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu, việc lập kế hoạch để lựa chọn nhà thầu là điều cần thiết. Công tác lập kế hoạch phải đảm bảo các quy định dưới đây:
Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 58/2016/TT-BTC, việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải căn cứ vào các tiêu chí sau:
– Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức; trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện có cần thay thế, mua bổ sung, mua sắm mới phục vụ cho yêu cầu công việc.
– Quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ của cấp có thẩm quyền hoặc kế hoạch, danh Mục dự toán mua sắm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Đề án mua sắm trang bị cho toàn ngành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (nếu có).
– Có nguồn kinh phí mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
– Dự toán mua sắm thường xuyên được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
– Kết quả thẩm định giá của cơ quan có chức năng, nhiệm vụ thẩm định giá hoặc của tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá hoặc các báo giá của các nhà cung cấp (nếu có).
Nội dung kế hoạch
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được xây dựng phải bao gồm các nội dung cơ bản quy định tại Điều 11 Thông tư 58/2016/TT-BTC. Bao gồm:
– Tên gói thầu.
– Giá gói thầu.
– Nguồn vốn.
– Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu.
– Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu.
– Loại hợp đồng.
– Thời gian thực hiện hợp đồng.
Trình duyệt và thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Bên mời thầu có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu xem xét phê duyệt; đồng thời gửi cho cơ quan, tổ chức, bộ phận thẩm định được biết.
Khi trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải gửi kèm văn bản trình duyệt và bản chụp các tài liệu làm căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ về kế hoạch lựa chọn nhà thầu và báo cáo thẩm định, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bằng văn bản (sau khi có quyết định phê duyệt dự toán mua sắm) để làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu hoặc đồng thời với quá trình phê duyệt dự toán mua sắm trong trường hợp đủ điều kiện.
Thời gian phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ báo cáo trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu của cơ quan, tổ chức thẩm định.
Xem thêm: Nhà thầu được xét trúng thầu khi đáp ứng điều kiện nào?
Quy trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật đấu thầu 2013
Trên đây là bài viết của chúng tôi về “Một số quy định về lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.
Tạm ngừng và chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Luật kiểm toán độc lập 2011 có quy định về các trường hợp tạm ngừng và chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán. Cụ [...]
Quy định của pháp luật về ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành phải thực hiện việc ký quỹ tại ngân hàng. Dưới đây sẽ là một vài quy định [...]