Điều kiện áp dụng mua sắm trực tiếp theo quy định hiện nay
Mua sắm trực tiếp là một trong những hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư. Vậy điều kiện áp dụng mua sắm trực tiếp theo quy định hiện nay là gì?
Trường hợp áp dụng mua sắm trực tiếp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật đấu thầu 2013, mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công cũng được thực hiện theo các hình thức mua sắm trực tiếp.
Xem thêm: Một số quy định về lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên
Điều kiện áp dụng mua sắm trực tiếp
Khi thuộc các gói thầu trên, mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật đấu thầu 2013, bao gồm:
– Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;
– Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó;
– Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;
– Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.
Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó.
Xem thêm: Điều kiện ký kết hợp đồng theo quy định của Luật đấu thầu
Mua sắm thường xuyên và quy định về điều kiện áp dụng
Quy trình mua sắm trực tiếp
Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm trực tiếp được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 38 Luật đấu thầu 2013 và được hướng dẫn chi tiết các bước tiến hành tại Điều 60 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
– Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
– Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu;
– Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
– Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
Xem thêm: Quy trình mua sắm trực tiếp theo quy định hiện nay
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Điều kiện áp dụng mua sắm trực tiếp theo quy định hiện nay” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Thông báo hoạt động khuyến mại với Sở Công thương
Thủ tục thông báo hoạt động khuyến mại với Sở Công thương được quy định tại Điều 17 Nghị định 81/2018/NĐ-CP. Theo [...]
Điều kiện chung khi kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là gì? Điều kiện chung khi kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cần đáp ứng? Bài viết này sẽ [...]