Chứng từ vận tải đa phương thức và nội dung của chứng từ
Một trong những quy định không thể thiếu trong vận tải đa phương thức là chứng từ vận tải. Tại Nghị định 87/2009/NĐ-CP có quy định rõ về chứng từ vận tải đa phương thức và nội dung của chứng từ.
Khái niệm chứng từ vận tải đa phương thức
Chứng từ vận tải đa phương thức theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định 87/2009/NĐ-CP là văn bản do người kinh doanh vận tải đa phương thức phát hành, là bằng chứng của hợp đồng vận tải đa phương thức, xác nhận người kinh doanh vận tải đa phương thức đã nhận hàng để vận chuyển và cam kết giao hàng đó theo đúng những điều khoản của hợp đồng đã ký kết.
Khi người kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế hoặc nội địa đã tiếp nhận hàng hóa thì phải phát hành một chứng từ vận tải đa phương thức bao gồm đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định của pháp luật dưới đây.
Xem thêm: Điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế
Các nội dung cơ bản của chứng từ
Khi lập chứng từ, người lập cần chú ý đảm bảo đầy đủ các nội dung cơ bản quy định tại Điều 14 Nghị định 87/2009/NĐ-CP, bao gồm:
– Đặc tính tự nhiên chung của hàng hóa; ký hiệu, mã hiệu cần thiết để nhận biết hàng hóa; tính chất nguy hiểm hoặc mau hỏng của hàng hóa; số lượng kiện hoặc chiếc; trọng lượng cả bì của hàng hóa hoặc số lượng của hàng hóa được diễn tả cách khác;
Tất cả các chi tiết nói trên do người gửi hàng cung cấp;
– Tình trạng bên ngoài của hàng hóa;
– Tên và trụ sở chính của người kinh doanh vận tải đa phương thức;
– Tên của người gửi hàng;
– Tên người nhận hàng nếu người gửi hàng đã nêu tên;
– Địa điểm và ngày người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hóa;
– Địa điểm giao trả hàng;
– Ngày hoặc thời hạn giao trả hàng tại địa điểm giao trả hàng, nếu các bên liên quan đã thỏa thuận;
– Nêu rõ chứng từ là loại chứng từ chuyển nhượng được hoặc không chuyển nhượng được.
– Chữ ký của người đại diện cho người kinh doanh vận tải đa phương thức hoặc của người được người kinh doanh vận tải đa phương thức ủy quyền;
– Cước phí vận chuyển cho mỗi phương thức vận tải nếu các bên liên quan đã thỏa thuận, hoặc cước phí vận chuyển, đồng tiền thanh toán cước phí mà người nhận hàng thanh toán, hoặc sự diễn tả khác về cước phí sẽ được người nhận hàng thanh toán;
– Tuyến hành trình dự định, phương thức vận tải trong từng chặng và các địa điểm chuyển tải nếu đã được biết khi phát hành chứng từ vận tải;
– Các chi tiết khác mà các bên liên quan nhất trí đưa vào chứng từ vận tải, nếu không trái với quy định của pháp luật.
Lưu ý: Việc thiếu một hoặc một số chi tiết đã được đề cập trên sẽ không ảnh hưởng đến tính pháp lý của chứng từ vận tải.
Xem thêm: Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải quyết.
Điều kiện đối với người tham gia bán hàng đa cấp
Điều kiện đối với người tham gia bán hàng đa cấp Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng [...]
Quy định về thương thảo hợp đồng trong đấu thầu
Quá trình thương thảo được diễn ra theo trình tự nhất định và chỉ được tiến hành với nhà thầu xếp hạng thứ nhất. [...]