Quy định về kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ
Quy định về kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ của pháp luật hiện nay như thế nào? Sau đây, Chiakhoaphapluat xin giải đáp với bạn đọc như sau:
1. Kiểm toán nội bộ là gì?
Theo khoản 3, 4 Điều 39 Luật kế toán 2015, quy định cụ thể như sau:
– Kiểm toán nội bộ là việc kiểm tra, đánh giá, giám sát tính đầy đủ, thích hợp và tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ.
– Kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ sau đây:
+ Kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ;
+ Kiểm tra và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính của báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trước khi trình ký duyệt;
+ Kiểm tra việc tuân thủ nguyên tắc hoạt động, quản lý, việc tuân thủ pháp luật, chế độ tài chính, kế toán, chính sách, nghị quyết, quyết định của lãnh đạo đơn vị kế toán;
+ Phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý, bảo vệ tài sản của đơn vị; đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành hoạt động của đơn vị kế toán.
2. Kiểm soát nội bộ là gì?
Theo khoản 1, 2 Điều 39 Luật kế toán 2015 quy định cụ thể như sau:
– Kiểm soát nội bộ là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.
– Đơn vị kế toán phải thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị để bảo đảm các yêu cầu sau đây:
+ Tài sản của đơn vị được bảo đảm an toàn, tránh sử dụng sai mục đích, không hiệu quả;
+ Các nghiệp vụ được phê duyệt đúng thẩm quyền và được ghi chép đầy đủ làm cơ sở cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, hợp lý.
Như vậy, kiểm soát nội bộ là nói đến cả một hệ thống, trong đó bao gồm cả kiểm toán nội bộ.
Xem thêm: Hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng nhà nước là gì?
3. Mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ
Đây là hai quá trình quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam:
+ Kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ đều là một hình thức kiểm soát các hoạt động trong doanh nghiệp.
+ Kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ đều hướng tới quản trị rủi ro trong doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý sớm tránh những thất thoát đáng tiếc.
Xem thêm: Hoạt động kiểm soát nội bộ của Ngân hàng nhà nước là gì?
Trên đây là bài viết “Quy định về kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ” của Chiakhoaphapluat. Mọi thắc mắc, bạn đọc hãy gọi ngay cho Lawkey để được tư vấn trực tiếp!
Quyết định 12/2005/QĐ-BTC Ban hành sáu (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 4)
BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 12/2005/QĐ-BTC Hà Nội, ngày [...]
- Thông tư 152/2011/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 67/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế Bảo vệ môi trường
- Nghị định 83/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế
- Thông tư 77/2007/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng cho Quỹ “Vì người nghèo” do Bộ Tài chính ban hành
Công văn 3759/BTC-TCT hướng dẫn việc kê khai thuế GTGT đối với hoạt động xây dựng vãng lai ngoại tỉnh
BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Số: 3759/BTC-TCT [...]
- Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định về việc thi, cấp, quản lý chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Quyết định 47/2005/QĐ-BTC về việc giao cho hội nghề nghiệp thực hiện một số nội dung công việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán
- Thông tư 130/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế và sửa đổi một số điều tại các Thông tư về thuế