Quy định của pháp luật hiện hành về hộ chiếu hiện nay
Pháp luật quy định về Hộ chiếu (Passport) là gì? Đặc điểm và phân loại hộ chiếu, những thông tin cần thiết bạn đọc cần biết về loại giấy tờ này.
Hộ chiếu là gì?
Theo khoản 3 Điều 2 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đã quy định rõ khái niệm hộ chiếu (hay còn gọi là Passport) như sau: Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.
Những thông tin chính có trong hộ chiếu
– Ảnh chân dung;
– Họ, chữ đệm và tên;
– Ngày, tháng, năm sinh;
– Giới tính;
– Quốc tịch;
– Ký hiệu, số hộ chiếu;
– Ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn;
– Số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân;
– Chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại.
Phân loại hộ chiếu (Passport)
Hiện nay, ở Việt Nam có 3 loại hộ chiếu chủ yếu như sau: Hộ chiếu công vụ và ngoại giao dành cho người làm nhà nước theo phân công nhiệm vụ của Chính phủ và Hộ chiếu phổ thông dành cho đa số.
– Hộ Chiếu Công Vụ (Official Passport)
– Hộ Chiếu Ngoại Giao (Diplomatic Passport)
Hộ chiếu ngoại giao là loại hộ chiếu được cấp cho các quan chức ngoại giao của chính phủ đi nước ngoài công tác. Những người được cấp hộ chiếu ngoại giao thường giữ chức vụ cao trong hệ thống cơ quan của nhà nước như: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bộ trưởng, thứ Trưởng của Bộ Tài Chính, Bộ Nội Vụ, Bộ Công An hay Bộ Tư Pháp,…
Hộ chiếu có giá trị trong vòng 05 năm kể từ ngày cấp, được quyền đến tất cả các nước. Người cầm hộ chiếu này có quyền ưu tiên qua các cổng ưu tiên đặc biệt khi nhập cảnh và được ưu tiên miễn visa nhập cảnh theo quy định của nước đến.
Hộ chiếu ngoại giao được cấp tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Sở Ngoại vụ.
– Hộ chiếu Phổ Thông (Popular Passport)
+ Hộ chiếu cấp cho công dân từ 14 tuổi trở lên. Thời hạn không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn.
+ Hộ chiếu cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi. Thời hạn không quá 05 năm, tính từ ngày cấp và không được gia hạn.
+ Trường hợp bổ sung trẻ em dưới 9 tuổi vào hộ chiếu đã cấp của cha hoặc mẹ. Thời hạn hộ chiếu của cha hoặc mẹ được điều chỉnh có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày bổ sung trẻ em đó.
Để có hộ chiếu này, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp và nhận kết quả tại Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố.
Xem thêm: Quy định pháp luật về trình tự, thủ tục làm hộ chiếu phổ thông
Trên đây là nội dung bài viết “Quy định của pháp luật hiện hành về hộ chiếu” LawKey gửi tới bạn đọc, nếu có thắc mắc liên hệ LawKey để được tư vấn.
Gia hạn hộ chiếu ngoại giao ở nước ngoài theo thủ tục nào?
Hộ chiếu ngoại giao khi hết hạn thì được phép gia hạn thêm. Việc gia hạn hộ chiếu ngoại giao ở nước ngoài theo thủ [...]
Một số lưu ý khi giao kết hợp đồng lao động với người cao tuổi
Khi sử dụng lao động là người cao tuổi thì tổ chức, doanh nghiệp cần chú ý các quy định của pháp luật liên quan đến [...]