Quy trình thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng hiện nay
Quy trình thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng hiện nay được thực hiện theo hướng dẫn của Nghị định 34/2018/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
1. Thông báo thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng
Khi đến hạn bên được bảo lãnh không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ cho bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng tín dụng đã ký, bên nhận bảo lãnh phải thực hiện các công việc theo quy định tại Điều 30 Nghị định 34/2018/NĐ-CP. Cụ thể:
– Xác định rõ nguyên nhân không trả được nợ và có trách nhiệm áp dụng các biện pháp để thu hồi nợ theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo lãnh tín dụng, chứng thư bảo lãnh.
– Thông báo bằng văn bản cho bên bảo lãnh về tình hình không trả được nợ của bên được bảo lãnh và đề nghị bên bảo lãnh trả nợ thay.
Xem thêm: Biện pháp bảo đảm cho hoạt động bảo lãnh vay vốn của doanh nghiệp
2. Thẩm định hồ sơ đề nghị trả nợ thay của bên nhận bảo lãnh
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị trả nợ thay của bên nhận bảo lãnh, bên bảo lãnh phải thực hiện kiểm tra, thẩm định hồ sơ đề nghị trả nợ thay của bên nhận bảo lãnh.
Sau khi thẩm định thì xử lý theo Điều 31 Nghị định 34/2018/NĐ-CP như sau:
Trường hợp 1: Đủ điều kiện bảo lãnh
Trường hợp đủ điều kiện bảo lãnh theo thỏa thuận tại chứng thư bảo lãnh, trong thời hạn 10 ngày kể từ thời điểm thẩm định xong hồ sơ bên bảo lãnh phải có văn bản chấp thuận trả nợ thay, trong đó thông báo cụ thể về thời gian thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên nhận bảo lãnh đối với phần nghĩa vụ đã cam kết trong Chứng thư bảo lãnh.
Trường hợp 2: Không đủ điều kiện bảo lãnh
Trường hợp không đủ điều kiện bảo lãnh theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo lãnh tín dụng, chứng thư bảo lãnh và thuộc các trường hợp bên bảo lãnh được quyền không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên bảo lãnh có văn bản thông báo cho bên nhận bảo lãnh việc không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình và nêu rõ nguyên nhân không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Xem thêm: Những điều cần biết về bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thủ tục đề nghị cấp bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
3. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Sau khi gửi văn bản thông báo chấp thuận trả nợ thay cho bên nhận bảo lãnh , bên bảo lãnh sẽ thực hiện chuyển tiền cho bên nhận bảo lãnh theo thời gian tại văn bản chấp thuận trả nợ thay.
Căn cứ tình hình tài chính, bên bảo lãnh có thể thỏa thuận với bên nhận bảo lãnh về việc chuyển toàn bộ số tiền bảo lãnh một lần hoặc chuyển nhiều lần.
Số tiền trả nợ thay bao gồm nghĩa vụ trả nợ gốc, nợ lãi theo thỏa thuận tại chứng thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh tín dụng.
Lưu ý: Trước khi thực hiện chuyển tiền trả nợ thay, bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh phải hoàn thành thỏa thuận về việc xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp tài sản bảo đảm chung cho khoản vay và khoản được bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này.
Xem thêm: Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì?
4. Nhận nợ và hoàn trả khoản nợ được bảo lãnh
Sau khi Quỹ bảo lãnh tín dụng chuyển tiền trả nợ thay cho bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh có trách nhiệm nhận nợ bắt buộc và hoàn trả bên bảo lãnh số tiền bên bảo lãnh đã trả thay cho bên được bảo lãnh theo quy định cụ thể tại Điều 34 Nghị định 34/2018/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
♦ Khoản nợ cho bên bảo lãnh gồm:
– Nợ gốc trả cho Quỹ bảo lãnh tín dụng (gồm nợ gốc và lãi tại tổ chức cho vay mà Quỹ bảo lãnh tín dụng đã trả nợ thay);
– Nợ lãi nhận nợ bắt buộc tối đa bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn của bên nhận bảo lãnh tại thời điểm nhận nợ, chi phí bảo lãnh chưa thu hồi được, các chi phí khác mà bên bảo lãnh đã chi trả thay cho bên được bảo lãnh.
♦ Thời gian nhận nợ:
Căn cứ vào hợp đồng bảo lãnh tín dụng và chứng thư bảo lãnh, Quỹ bảo lãnh tín dụng quyết định thời hạn nhận nợ bắt buộc, kỳ hạn trả nợ, lãi suất nhận nợ bắt buộc áp dụng cho khoản trả nợ thay.
Thời hạn nhận nợ bắt buộc không quá 1/3 thời hạn cho vay trong hạn của khoản vay được bảo lãnh.
♦ Hoàn trả khoản nợ:
Bên được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trợ nơ cho bên bảo lãnh.
Trường hợp đặc biệt, Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng báo cáo Chủ tịch Quỹ để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc miễn, giảm lãi suất nhận nợ bắt buộc đối với từng trường hợp cụ thể . Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng xem xét ban hành Quy chế về mức lãi suất nhận nợ, miễn, giảm lãi suất nhận nợ bắt buộc để Quỹ triển khai thực hiện sau khi có ý kiến thấp thuận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trường hợp bên được bảo lãnh không thanh toán được khoản nợ vay bắt buộc khi đến hạn, bên bảo lãnh được quyền áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Khái niệm và nội dung hợp đồng bảo lãnh tín dụng
Bảo lãnh tín dụng áp dụng cho những đối tượng nào?
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Quy trình thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng hiện nay” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Công việc cần làm khi chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế
Doanh nghiệp có thể chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế. Doanh nghiệp cần chú ý đến các công việc cần làm [...]
Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất
Sản xuất hóa chất là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Để có thể hoạt động ở lĩnh vực này, cơ sở kinh doanh [...]