Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng
Bộ đội biên phòng là một trong những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Dưới đây là quy định của pháp luật về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng.
Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ
Theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, thẩm quyền xử phạt hành chính của chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ bao gồm:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng nhưng không quá 500.000 đồng.
Xem thêm: Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện nay
Quy định của pháp luật về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ
Căn cứ tại khoản 2 Điều 40 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt hành chính như sau:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng nhưng không quá 2.500.000 đồng.
Xem thêm: Quy định về mức phạt tiền tối đa khi xử phạt vi phạm hành chính
Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng
Thẩm quyền của đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng được quy định tại khoản 3 Điều 40 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Cụ thể:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 20% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng nhưng không quá 25.000.000 đồng;
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định trên.
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
+ Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
+ Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
+ Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.
Xem thêm: Tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trong xử phạt vi phạm hành chính
Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng
Khoản 4 Điều 40 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có thẩm quyền sau:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:
+ Biện pháp khắc phục hậu quả thuộc thẩm quyền được phép áp dụng của Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.
Xem thêm: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Thông tư 49/2014/TT-BNNPTNT quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn
Thông tư 49/2014/TT-BNNPTNT quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. BỘ NÔNG NGHIỆP [...]
Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định về mua bán hàng hoá của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt nam
Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa [...]