Quy định về việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định về việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng với môt số đối tượng trong các trường hợp cụ thể với những mục đích cụ thể sau:
Khái niệm
Người có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm thì tùy từng trường hợp có thể bị áp dụng các biện xử lý hành chính. Trong đó có biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Theo quy định tại Điều 91 Luật xử lý vi phạm hành chính, đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 92 của Luật này nhằm mục đích giúp họ học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.
Thời hạn áp dụng biện pháp này từ 06 tháng đến 24 tháng.
Xem thêm: Xác định thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính
Các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử lý vi phạm hành chính
Đối tượng áp dụng
Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng áp dụng cho các đối tượng quy định tại Điều 92 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
– Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Xem thêm: Áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Trường hợp không áp dụng
Chủ thể có thẩm quyền không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:
– Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
– Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
– Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Xem thêm: Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.

Nghị định 126/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình
CHÍNH PHỦ Số: 126/2014/NĐ-CP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 31 tháng [...]
- Quyết định số 43/2012/QĐ-TTg Về việc sửa đổi tên gọi và sửa đổi, bổ sung Điều 1 của Quyết định số 234/2005/QĐ-TTG ngày 26 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đặc thù đối với công nhân, nhân viên, viên chức một số ngành, nghề trong công ty nhà nước
- Nghị định 46/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
- Nghị định số 116/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần

Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
Ngày 12/03/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. Cụ thể, Nghị [...]
- Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP
- Quyết định 131/2002/QĐ-BTC sửa đổi về chế độ kế toán hộ kinh doanh ban hành theo Quyết định số 169/2000/QĐ-BTC
- Nghị định 29/2014/NĐ-CP Quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước