Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
Trong một số trường hợp, chủ thể có thẩm quyền được phép áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể như sau:
Các biện pháp được phép áp dụng
Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp quy định tại Điều 119 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Cụ thể như sau:
1. Tạm giữ người;
2. Áp giải người vi phạm;
3. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
4. Khám người;
5. Khám phương tiện vận tải, đồ vật;
6. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
7. Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
8. Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
9. Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn.
Xem thêm: Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Quy định về việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
Nguyên tắc áp dụng
Khi áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn, bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính của người vi phạm, chủ thể có thẩm quyền phải đảm bảo thực hiện các nguyên tắc quy định tại Điều 120 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
– Tuân thủ nghiêm ngặt quy định của pháp luật, nếu vi phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
– Chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp cần thiết;
– Người ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình;
– Việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Huỷ bỏ hoặc thay thế biện pháp áp dụng
Trong quá trình áp dụng, tùy thuộc vào tình hình thực tế mà chủ thể có thẩm quyền có sự điều chỉnh cho phù hợp như sau:
– Trường hợp việc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính không còn phù hợp với mục đích và điều kiện áp dụng thì quyết định áp dụng biện pháp đó phải được huỷ bỏ.
– Người có thẩm quyền có thể quyết định huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc thay thế bằng một biện pháp ngăn chặn khác.
Xem thêm: Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.

Thông tư 19/2015/TT-NHNN Quy định Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Số: 19/2015/TT-NHNN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc [...]
- Nghị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 78/2015/NĐ-CP
- Thông tư 27/2016/TT-BXD quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 117/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản
- Nghị định 135/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 61/2009/NĐ-CP

Nghị định 93/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm
Nghị định 93/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm. CHÍNH PHỦ ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA [...]