Quy định về khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính
Trong trường hợp có căn cứ cho rằng việc khám phương tiện, đồ vật là cần thiết, chủ thể có thẩm quyền có thể quyết định áp dụng biện pháp này để ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính. Quy định về khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính được thể hiện như sau:
Trường hợp áp dụng
Việc thu giữ các tài liệu, đồ vật có liên quan đến hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức là điều cần thiết để chủ thể có thẩm quyền xem xét áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm đúng pháp luật. Chính vì vậy, trong trường hợp cần thiết, chủ thể có thẩm quyền có thể quyết định khám phương tiện vận tải và các đồ vật có liên quan.
Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính chỉ thực hiện theo quy định tại Điều 128 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Cụ thể, biện pháp này được tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.
Xem thêm: Tạm giữ tang vật và phương tiện vi phạm hành chính
Thẩm quyền quyết định khám phương tiện vận tải, đồ vật
Những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này có quyền khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính. Cụ thể bao gồm:
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an phường;
– Trưởng Công an cấp huyện;
– Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh của Công an cấp tỉnh; Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường;
– Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trạm trưởng Trạm công an cửa khẩu;
– Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động;
– Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục hải quan;
– Đội trưởng Đội quản lý thị trường;
– Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo;
– Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển;
– Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga;
– Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì tang vật vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy, thì chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, chiến sĩ bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức thuế, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường, thanh tra viên đang thi hành công vụ cũng có thể được khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính và phải báo cáo ngay cho thủ trưởng trực tiếp của mình và phải chịu trách nhiệm về việc khám.
Xem thêm: Đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ
Trình tự khám phương tiện vận tải, đồ vật
Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật phải có quyết định bằng văn bản, trừ trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì tang vật vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy theo quy định trên.
Khi tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật phải có mặt chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải và 01 người chứng kiến; trong trường hợp chủ phương tiện, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vắng mặt thì phải có 02 người chứng kiến.
Mọi trường hợp khám phương tiện vận tải, đồ vật đều phải lập biên bản. Quyết định khám và biên bản phải giao cho chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải 01 bản.
Xem thêm: Quy định về biện pháp khám người theo thủ tục hành chính
Chế độ khám chữa bệnh cho học sinh trường giáo dưỡng
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Quy định về khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Quyết định 08/2015/QĐ-TTg Thí điểm về giao dịch điện tử trong việc thực hiện thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và đề nghị cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 08/2015/QĐ-TTg CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, [...]
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ
- Thông tư 117/2012/TT-BTC hướng dẫn hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Thông tư 297/2016/TT-BTC về cấp, quản lý và sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Nghị định 73/2014/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Điều 29 Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Khoản 3 Điều 54 của Bộ luật Lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động
CHÍNH PHỦ Số: 73/2014/NĐ-CP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 23 tháng [...]