Áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình với người chưa thành niên
Quản lý tại gia đình là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với một số người chưa thành niên theo quy định của pháp luật. Việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình với người chưa thành niên được cụ thể như sau:
Đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
Cha mẹ hoặc người giám hộ của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cho phép áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.
Trưởng Công an cấp xã yêu cầu cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên làm bản cam kết gồm các nội dung chủ yếu quy định tại Điều 20 Nghị định 81/2013/NĐ-CP sau đây:
– Bảo đảm về chỗ ở để người chưa thành niên sống cùng cha mẹ hoặc người giám hộ;
– Động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để người chưa thành niên tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề; các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương;
– Phối hợp chặt chẽ với tổ chức, cá nhân được phân công giám sát để quản lý, giáo dục người chưa thành niên;
– Báo cáo theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về tình hình quản lý người chưa thành niên;
– Thực hiện tốt việc quản lý, giáo dục để người chưa thành niên không vi phạm pháp luật.
Xem thêm: Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính với người chưa thành niên
Trình tự áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
Sau khi có đề nghị và bản cam đoan của cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên, cơ quan có thẩm quyền xem xét và quyết định theo trình tự sau:
Bước 1: Chuẩn bị và trình hồ sơ
Trưởng Công an cấp xã trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình. Hồ sơ gồm có:
– Văn bản đề nghị của Trưởng Công an cấp xã, trong đó nêu rõ họ, tên người vi phạm; ngày, tháng, năm sinh; nơi cư trú; hành vi vi phạm; lý do đề nghị áp dụng; dự kiến thời hạn áp dụng và tên tổ chức, cá nhân phối hợp cùng gia đình trong việc giám sát người chưa thành niên;
– Bản tóm tắt lý lịch của người vi phạm;
– Các văn bản, tài liệu được thu thập để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
– Bản tường trình của người vi phạm;
– Văn bản cam kết của cha mẹ hoặc người giám hộ.
Bước 2: Xem xét và ra quyết định
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Trưởng Công an cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định cho phép người chưa thành niên được quản lý tại gia đình.
Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không đồng ý với đề nghị của Trưởng Công an cùng cấp trong giai đoạn lập hồ sơ thì xem xét áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định.
Bước 3: Gửi quyết định
Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày có hiệu lực, quyết định được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên và tổ chức, cá nhân phối hợp giám sát người chưa thành niên để thực hiện.
Xem thêm: Xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Nghị định 149/2016/NĐ-CP sửa đổi một số điều Nghị định 177/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá
Nghị định 149/2016/NĐ-CP sửa đổi một số điều Nghị định 177/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một [...]
Thông tư 140/2007/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng cho cơ sở ngoài công lập do Bộ Tài chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH ***** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ******* Số: 140 /2007/TT-BTC Hà Nội, [...]